Ngày 15/9
Ngày 15/9, chúng ta sẽ chia tay một người bạn đã bền bỉ khám phá Sao Thổ, hành tinh thứ 6 kể từ Mặt trời và là hành tinh lớn thứ 2 trong hệ Mặt trời, sau Sao Mộc. Cassini, tàu vũ trụ của NASA đã khởi hành từ Trái Đất vào năm 1997, sau 7 năm di chuyển trong không gian 1,2 tỷ km, đã tới được quỹ đạo của Sao Thổ và miệt mài bay quanh Sao Thổ suốt 13 năm qua, chụp ảnh hầu như tất cả các mặt trăng của Sao Thổ, nghiên cứu các vành đĩa quanh Sao Thổ, sẽ hoàn thành sứ mệnh của nó.
Vì tàu đã hết nhiên liệu và không còn cách nào để đưa nó về Trái Đất nữa, NASA buộc phải cho Cassini đâm vào khí quyển của Sao Thổ. Nhưng trước khi chết, nó vẫn làm nhiệm vụ của mình lần cuối: thu thập tất cả các thông tin liên quan đến vành đĩa của hành tinh này cũng khí quyển của nó. Các thông tin đáng giá ấy sẽ đi trong vũ trụ trong 83 phút và về tới Trái Đất. Những thông tin ấy, cùng hàng trăm nghìn bức ảnh và rất nhiều thông tin khác được gửi về đất mẹ trong 13 năm qua đã giúp con người hiểu hơn nhiều về Sao Thổ, một trong những hành tinh được cho là đẹp nhất trong hệ Mặt trời, do những vành đĩa quay quanh nó (nhà khoa học người Ý Galileo Galilei là người đầu tiên phát hiện ra các vành đĩa đó bằng kính viễn vọng vào năm 1610).
Cassini đã cung cấp nhiều thông tin về các vật chất tạo thành các lớp đĩa đó (băng và đá, dày đến 1 km và xa tới 282 nghìn km tính từ Sao Thổ), đồng thời nghiên cứu rất kỹ các mặt trăng lớn nhỏ quay quanh Sao Thổ, trong một nỗ lực không chỉ đơn thuần khoa học, khám phá về cấu tạo, nguyên nhân tạo thành, nguồn gốc của chúng mà còn tìm kiếm khả năng có sự sống (chẳng hạn Enceladus, được nghiên cứu rất nhiều, vì NASA cho rằng, ở đây, sự sống có khả năng diễn ra). Mặc dù vậy, cho đến giờ, người ta vẫn chưa biết rõ khối lượng cụ thể và tuổi của các vành đĩa, cũng như không rõ Sao Thổ quay nhanh ra sao, điều tác động lớn đến hiểu biết về ngày của Sao Thổ như thế nào.
2017 là năm khá đặc biệt của ngành nghiên cứu vũ trụ. NASA vừa kỷ niệm 40 năm ngày hai tàu Voyager 1 và 2 bay vào vũ trụ, khám phá các hành tinh trong hệ Mặt trời, và bây giờ, chúng đã đi xa khỏi hệ Mặt trời, đang bay trong khoảng không gian vô tận, đến các vì sao. Chúng sẽ bay mãi như thế trong vũ trụ, sẽ tồn tại ngay cả khi loài người và Trái đất không còn tồn tại nữa, và là những sứ giả của chúng ta với tương lai. Cassini thì khác. Nó phải kết thúc sứ mệnh của mình, sau khi đã làm được rất nhiều việc cho loài người, trong việc tìm hiểu một hành tinh lớn bậc nhất của hệ Mặt trời. Vĩnh biệt Cassini. Nhưng những nghiên cứu khác vẫn được tiến hành với các hành tinh khác, như Sao Hoả.
Trái Đất, một hạt cát bé xíu trong vũ trụ mênh mông vẫn đang tìm mọi cách để hiểu về vũ trụ, đồng thời cũng muốn hiểu hơn nữa về chính nó. Và vì thế, chúng ta cứ tiếp tục du hành trong không gian và thời gian, mãi mãi…
Chú thích: ảnh 1) Trái Đất là một chấm sáng nhỏ xíu nhìn từ Sao Thổ, từ khoảng cách 1,2 tỷ km. Ảnh 2) Sao Thổ, nhìn từ phía trên. Đấy là một hành tinh khổng lồ, với thể tích tương đương với gần 800 Trái Đất. Ảnh 3) Tàu Cassini đang khám phá Sao Thổ. Nguồn: NASA.
Lần cuối cho Cassini….
https://www.youtube.com/watch?v=xrGAQCq9BMU
Đây là những hình ảnh thật hay dựng bằng video hả anh?
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sao_Thổ
Vũ trụ thật tuyệt vời với những bí ấn của nó!!! 🙂
Anh cho em hỏi ngu tý là tại sao Cassini không được “thả trôi” giống như Voyager mà buộc phải kết liễu ạ?
Dương Phịch Giải thích của em ngắn gọn mà rất chuẩn đấy
Đứng dưới đất với kính thiên văn đường kính từ 60mm trở lên là quan sát đc Sao Thổ rồi :D. Ảnh do tàu Cassini chụp, kích thước 4k : https://www.youtube.com/watch?v=UgxWkOXcdZU
Đúng rồi em
Cậu viết về đề tài gì cũng hấp dẫn quá Truong Anh Ngoc
Tks Hương
Tuyệt quá, thiên ngoại phi thiên!
Cho em hỏi là tàu nào chụp lại bức ảnh tàu Cassini đang bay quanh sao Thổ(tấm 3) đấy ạ?
Người ta vẽ mô phỏng thôi em
Ko hiểu ảnh cuối thì cái gì chụp cassani hay là nasa mô phỏng lại nhỉ!
À, cái đó gọi là “artist’s impression”, nghĩa là người ta mô phỏng bằng hình vẽ thôi em
Có khi nào human object này của Trái Đất đâm vào bề mặt Thổ tinh, bị người Thổ tinh coi là hàng động tuyên chiến của người Trái Đất tới họ không chú Ngọc :)))))
Nếu như thế thì chắc là đánh nhau to đấy
Nguyễn Hữu Nghĩa NASA dựng em ạ
bão mưa to thế sao trăng gì nữa
Chuyện gì ra chuyện ấy bạn ạ