AI HIẾP DÂM TRẺ EM
AI HIẾP DÂM TRẺ EM? KẺ THỦ ÁC HAY XÃ HỘI?
Xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội của chúng ta đang sống là một tội ác. Và vì nó là tội ác, nó phải bị trừng trị bằng pháp luật. Nguyên nhân của sự trừng phạt đó là: xâm hại tình dục trẻ em gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT về thân thể cùng tinh thần và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Nhưng đâu mới thực sự là căn nguyên của những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT ấy? Tội phạm tình dục HIỂN NHIÊN là những kẻ gây ra chấn thương. Song liệu tội phạm tình dục có phải là những kẻ gây ra những SANG CHẤN TINH THẦN KHỦNG KHIẾP NHẤT? Hay chính là cái cách mà xã hội ứng xử cả với tội phạm tình dục lẫn nạn nhân của xâm hại tình dục đang gây ra những CHẤN THƯƠNG RẤT THẬT VÀ GHÊ GỚM NHẤT CHO CHÍNH NẠN NHÂN? Và ai/cơ chế nào/hành vi nào mới thực sự đã, đang, và sẽ tiếp tục “hiếp dâm” trẻ em sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc?
Richard Ofshe (tác giả được giải Pulitzer) và Ethan Watters trong quyển sách kinh điển: “Tạo ra những con quái vật – Những ký ức sai lầm, trị liệu tâm lý và chứng kích động tình dục” đã tiến hành tìm hiểu và phỏng vấn những người phụ nữ từng là nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em.
Kết luận của họ là: những rối loạn khủng khiếp NHẤT về mặt tâm lý đối với những người phụ nữ – nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em này KHÔNG ĐẾN TỪ HÀNH VI CỦA NHỮNG KẺ THỦ ÁC và thậm chí, HẦU HẾT NẠN NHÂN KHÔNG NHỚ ĐƯỢC RÕ RÀNG những gì đã xảy ra. Những rối loạn tâm lý lớn nhất của nạn nhân đến từ những KÝ ỨC về cách xã hội phản ứng đối với nạn nhân của xâm hại tình dục.
Những KÝ ỨC ĐAU ĐỚN NỔI BẬT nhất được nhắc đến trong quyển sách đó là:
• Những ký ức về bệnh viện, nơi thân thể họ bị khám xét và điều tra một cách hết sức gấp gáp, hệ trọng và đôi khi thô bạo bởi những nhân viên điều tra.
• Cách cha mẹ LIÊN TỤC bắt con cái TÁI HIỆN HÀNH VI của kẻ thủ ác theo một cách diễn giải mà cha mẹ chấp nhận được mà không đếm xỉa/quan tâm đến thực tế, cùng hệ quả của việc liên tục phải TÁI HIỆN HÀNH VI đấy đem lại cho tâm lý của trẻ. Đến mức khiến trẻ em, trong nhiều trường hợp tội ác không thực sự xảy ra, cảm thấy rằng mình là nạn nhân thực sự. Hoặc nếu tội ác thực sự xảy ra, cảm thấy mình là nạn nhân của một tội ác ghê tởm và mãi mãi không thể phục hồi.
• Cách những nhà tâm lý trị liệu cho trẻ -nạn nhân xâm hại tình dục. Những người trị liệu tin tưởng rằng việc gợi nhớ liên tục, tái hiện liên tục đóng vai trò GIẢI TỎA và HÀN GẮN những sang chấn tinh thần nên họ thường “ép” trẻ em phải liên tục “tái hiện lại” hành vi của việc bị hãm hiếp hoặc bị xâm hại cùng những ký ức kinh hoàng khác để GIẢI TỎA cho trẻ. Những ký ức “sai lầm” luôn được đưa vào thông qua những “gợi ý” của trị liệu viên, khiến đứa trẻ trải nghiệm về việc bị xâm hại THEO CÁCH mà trị liệu viên hình dung/mong muốn.
Nghiên cứu sau này do giáo sư, bác sĩ tâm lý Jo Woodiwiss (University of Huddersfield) công bố trong quyển sách “Kiểm nghiệm những câu chuyện về xâm hại tình dục thời thơ ấu” cũng cho thấy những trải nghiệm tương tự của người phụ nữ, nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em. Nữ giáo sư chỉ ra nhiều trường hợp nạn nhân gặp vấn đề tâm lý được bà phỏng vấn sâu không hề có một chút kí ức nào về hành vi của kẻ thủ ác mà chỉ có những trải nghiệm đau đớn về việc họ đã bị gia đình, xã hội, trị liệu viên đối xử như thế nào giai đoạn hậu xâm hại.
Trong quyển sách, bà còn chỉ ra rằng nạn nhân của việc xâm hại tình dục khi còn nhỏ thường không biết hoặc không nhiều ấn tượng về việc đã xảy ra với mình khi bị xâm hại. Sau đó dưới ảnh hưởng của gia đình, xã hội, và quá trình trị liệu, họ tái cấu trúc lại kí ức của họ theo những gì gia đình, xã hội và trị liệu viên gợi ý và mong muốn. Khi lớn lên, đa phần họ thành tâm tin rằng những diễn biến đó đã thực sự xảy ra với bản thân mình.
Một bé gái bị một kẻ thủ ác xâm hại vùng kín không ghi nhớ và không có ấn tượng nhiều về hành vi của kẻ thủ ác. Hành vi của kẻ thủ ác chỉ trở nên THẬT và ĐAU ĐỚN trong tâm lý đứa trẻ khi gia đình, xã hội cùng quá trình trị liệu liên tục nhắc nhở bé gái rằng đấy là một NỖI ĐAU cùng sự NHỤC NHÃ (trong một nỗ lực bảo vệ bé gái).
Những kết quả nghiên cứu này liên tục được bổ sung và làm rõ thêm trong những nghiên cứu của:
Prozan, Charlotte Krause (1996) Cấu trúc và tái cấu trúc ký ức: Những vấn đề nan giải của xâm hại tình dục thời thơ ấu (quyển này tập trung nói về ký ức nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em đã được xây dựng và tái cấu trúc ra sau dưới tác động của gia đình, hệ thống pháp luật và phòng khám)
Quyển sách của Haaken Janice (2017) Ký ức là quan trọng – Ngữ cảnh để hiểu về quá trình hình dung việc xâm hại tình dục (tập trung nghiên cứu về bối cảnh xã hội đã “tạo ra” và định hình nạn nhân xâm hại tình dục như thế nào)
Những nhà tâm lý học trẻ em Việt Nam gần đây luôn hết sức thận trọng trong việc TÁI ĐỊNH HÌNH ký ức bị xâm hại của đứa trẻ, thậm chí tìm mọi cách “tách con khỏi môi trường mà có thể làm chúng nhớ tới sự việc vừa xảy ra” và “việc thu thập thông tin cũng cần tiến hành rất cẩn trọng để không gây tổn thương thêm cho trẻ” (xem “Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình”) chính là để tránh những hậu quả tâm lý tiêu cực này đối với con trẻ. Ý thức về giải pháp này là phạm vi công việc của cơ quan điều tra, điều trị viên, và của gia đình.
Còn về phía xã hội từ góc nhìn tâm lý học, có một nguy cơ hết sức nguy hiểm trong cách thức giới truyền thông, dư luận và mạng xã hội miêu tả/hình dung/nói về nạn nhân của xâm hại tình dục trẻ em và cả về những kẻ thủ ác.
Cách chúng ta nói về những người bị xâm hại tình dục trẻ em như những nạn nhân với sang chấn tâm lý vĩnh viễn không bao giờ lành lặn, luôn có vấn đề về tâm lý, sức khỏe tinh thần TUY CHẢ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC NÀO đã và đang ĐỊNH HÌNH cách nạn nhân xâm hại tình dục trẻ em nhìn nhận và TÁI LÝ GIẢI quá khứ của họ và CHÍNH HỌ. Khiến họ luôn nghĩ rằng mình có vấn đề về mặt tâm lý và vĩnh viễn không bao giờ thoát ra khỏi cái bóng của “ký ức kinh hoàng”.
Cách mà xã hội chúng ta đang hình dung và miêu tả về những kẻ “xâm hại tình dục trẻ em” KHÔNG NHƯ những kẻ-tội-phạm-con-người thông thường mà như những CON THÚ, con QUÁI VẬT đáng ghê tởm, đang khoét sâu hơn những ám ảnh và định hình tâm lý đứa trẻ. Trẻ em lớn lên, nhận thức mình là nạn nhân của những CON THÚ, con QUÁI VẬT sẽ mang mặc cảm về SỰ VẤY BẨN, GHÊ TỞM BẢN THÂN và cảm giác về xâm hại NHÂN phẩm và NHÂN cách làm người của họ.
Trẻ em và phụ nữ có thể vượt qua tâm lý bị một con người xấu làm hại, rất khó vượt qua tâm lý bị một con thú, con vật, con quái vật cưỡng hiếp và lăng nhục giá trị tồn tại làm người của mình.
Đạo đức xã hội hung hãn đã và đang tạo ra những nạn nhân đau khổ không thể phục hồi của nạn cưỡng hiếp trẻ em. Nó đồng thời đã và đang tiếp tục cưỡng hiếp thân phận con người sau khi những xâm hại ban đầu kết thúc.
——————-
Về mặt tư liệu:
Xem “Đừng mải chiến đấu mà bỏ rơi con mình”:
http://vietnamnet.vn/…/con-bi-xam-hai-bo-me-dung-mai-me-chi…
Những sách được nói đến
Richard Ofshe, Ethan Watters (1994) Making Monsters False Memories, Psychotherapy, and Sexual Hysteria
Prozan, Charlotte Krause (1996) Construction and Reconstruction of Memory : Dilemmas of Childhood Sexual Abuse
Jo Woodiwiss (2009) Contesting Stories of Childhood Sexual Abuse
Haaken, Janice (2009) Memory Matters : Contexts for Understanding Sexual Abuse Recollections
Đều đã có bản điện tử được đưa vào phục vụ tham khảo trong Thư viện Nhân học
———————
Thư viện Nhân học là một thư viện phi lợi nhuận, chúng tôi chủ trương TẬP HỢP TOÀN BỘ những tư liệu NGHIÊN CỨU hoặc PHỤC VỤ CHO NGHIÊN CỨU về VIỆT NAM ở nước ngoài bằng các thứ tiếng ANH – TRUNG – VIỆT – NHẬT – HÀN – PHÁP về một nơi để tiện cho những nhà nghiên cứu Việt Nam trong và ngoài nước có cơ sở để tra cứu tư liệu phục vụ cho nghiên cứu của mình. ĐÂY SẼ LÀ THƯ VIỆN PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM có quy mô LỚN NHẤT và HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ BẤT KÌ HẠN CHẾ NÀO TRONG VIỆC SỬ DỤNG DỮ LIỆU.
Chi phí vận hành lưu trữ dữ liệu cực kỳ lớn, cộng với việc trả lương cho các bạn tình nguyện viên thu thập và chỉnh lý tư liệu liên tục trong một thời gian dài khiến chúng tôi bắt buộc phải thu phí tham dự là 500 ngàn đồng 1 năm
Thư viện hiện có 170 ngàn đầu tư liệu đã qua chỉnh lý và hơn 10 triệu đầu sách đang trong quá trình chỉnh lý.
Để được hướng dẫn đăng ký, xin gửi tin nhắn.
Giới thiệu về Dự án của chúng tôi: https://goo.gl/FKRIci
Một số trường hợp mà tôi biết, họ âm thầm giấu kín nó, chịu đựng nó, và đến tận bây giờ, nó vẫn luôn ám ảnh họ. Nó ảnh hưởng đến cách họ nhìn nhận về đàn ông, về sex, và cuộc sống.
Bố mẹ, và người thân không hề biết. Nó chỉ là nỗi đau của riêng họ thôi.
Có vẻ nó nằm ngoài các nghiên cứu này đề cập, nhỉ?
Tại sao họ âm thầm chịu đựng mà không nói với ai? Có phải chăng vì những người xung quanh không chấp nhận được những gì xảy ra và đủ tin tưởng để họ chia sẻ. Vậy thì vai trò đến từ mỗi người, thậm chí cả xã hội còn gì nữa
Thế mà tôi lại nghĩ những tên ấu dâm (không dừng lại ở các hành động ôm ấp, vuốt ve, mà còn gây sự thô bạo lên cơ thể) thực gây ra nỗi đau thể xác, và nỗi đau thể xác này ảnh hưởng tới tinh thần trẻ nhỏ, và đặc biệt với sự non yếu của tinh thần trẻ nhỏ làm chúng bị ám ảnh dài hạn cơ. Tính ra mấy thằng ấu dâm làm trẻ nhỏ nó thoải mái chứ đâu có để lại cái gì đâu nhỉ? Cả xã hội này sai lầm cả rồi.
Ng ta biết rằng con dơi định vị vật chất bằng sự dội ngược của sóng âm, nhưng người ta không thể nào mô tả được cái nhìn của thế giới quan với cơ thể của con dơi được. Cũng như những ng cho rằng nạn nhân của ấu dâm bị nỗi đau do hung thủ gây ra là chính, mà họ có đóng vai đứa trẻ thực sự đâu mà hiểu tác hại của xã hội. Vậy thì ng bảo nạn nhân của ấu dâm bị ảnh hưởng chính do xã hội thì họ cũng có đóng vai nạn nhân ấu dâm đâu mà hiểu nỗi đau do tên hung thủ gây ra lớn tới mức nào? Vậy bài viết trên có thể đúng, có thể sai, tư tưởng của xã hội có thể đúng có thể sai, nhưng mà cho rằng chỉ có mình đúng thì đó mới là cực kì sai.
Còn riêng vấn đề xã hội gay gát với tội phạm ấu dâm, có thể nó ảnh hướng tới tinh thần của nạn nhân, có thể hình thức nó thô bạo. NHƯNG điều tối thượng mà mọi người muốn đạt được là sự răn đe và giảm thiểu loại hình tội phạm này, vì họ sợ cho con cái họ trong tương lai, và mọi nỗ lực để giảm khả năng xảy ra vấn đề đó, thế thôi.
chim cánh cụt kêu cụt <(") còn tao nói ờ <(")
Nếu bây giờ có hình thức nào khác làm giảm tội phạm này lại, và vừa không ảnh hưởng tới ai, tôi xin sẵn sàng ủng hộ và đi theo. Còn việc thả lỏng cho các tên này, có thể sẽ nhẹ nhàng hơn cho nạn nhân, nhưng đó như một sự bàng quan trước một vấn đề nhức nhối vậy.
Giải pháp thì phải để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Chứ không phải để xã hội giải quyết thay bạn ah. Bài viết chỉ nêu hiện trạng vấn đề, không nói tới giải pháp
khi cơ quan không giải quyết đc, thì ng dân với một nhu cầu bức xúc để giải quyết vấn đề nên đã đưa ra cách giải quyết đơn giản nhất mà bản thân họ có thể làm được (dù có thể nó không hợp lý). Vậy vấn đề muốn giảm sự tiêu cực của người dân phải đến từ nhu cầu bức xúc đc giải tỏa qua hình thức khác. Chứ không phải bảo tên ăn trộm (ăn trộm vì ko có tiền ăn) đừng ăn trộm nữa vậy. Nó không ăn trộm thì nó chết (loại này chứ ko phải loại ăn trộm để kiếm thêm thu nhập), nên khi nào nó còn ko có tiền ăn thì nó còn đi ăn trộm.
Nguyễn Mạnh Tường: đọc
Họ sợ. Nỗi sợ hãi đến từ lời đe doạ của người xâm hại/ sợ làm bố mẹ buồn/ sợ bố mẹ không tin mình/ sợ mọi người đánh giá..
Họ im lặng, và chịu đựng một mình.
Suy nghĩ chủ quan của mình là người dân luôn muốn có ngay và luôn. Trong khi cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện rất nhiều bước và thủ tục. Và một điều nữa là cái cần là tạo sức ép để cơ quan chức năng công bố kết luận chứ ko phải tấn công vào nghi phạm và nạn nhân
Trần Duy đã đọc
Suy nghĩ của mình về vấn đề xã hội vừa rồi (có không đồng ý vài điều): họ đã mặc định trong đầu đâu là thủ phạm, vì thế khi ko có bằng chứng thuyết phục thì họ không chấp nhận, và có nhu cầu chứng minh mình đúng bằng cách tạo áp lực cho cơ quan thẩm quyền. Mình không đồng ý vì nó chưa đủ cơ sở.
Còn vấn đề cư dân mạng tỏ thái độ căm ghét, và lên án gay gắt bọn tội phạm mang tính ấu dâm thì mình thấy không có gì để thay đổi cả. Vì sự tồn tại bản thân là một sự phù hợp.
Chúng ta không thể nhập nhằng điều này với điều kia được.
Gia đình mà ko chia sẻ đc với nhau mà cứ bắt ép nhau phải làm cho nhau vui lòng hở bạn. Thế vấn đề quá liên quan tới bài viết này con gì khi nhận thức ko đc nâng cao thì sao chính trong gia đình chia sẻ đc vs nhau đây.
Nên một trong các lý do tôi không hài lòng bài viết này là ngươi viết muốn lên án xã hội vì hành vi căm ghét loại hình tội phạm này chứ không phải hành vi nhìn không rõ ràng phải trái. Vấn đề yêu và và ghét là vấn đề mang tính bản thân. Mình không ghét không có nghĩa là mình phải bắt người khác không được ghét. Và vì người khác không ghét như mình nên họ phải bị lên án. Còn bảo ưu và khuyết, thì loại hình thái độ nào cũng tồn tại ưu và khuyết cả.
Ấy đọc kĩ lại một chút nhé. Bài viết của Phúc Anh, và comment của tớ.
anh cho em lấy bài này với bài “lịch sử ấu dâm” làm nguồn để viết bài tổng hợp ngắn anh nhé
Em làm nhé em
Wow ,thế em dai lại nhầm về ý của tác giả rồi nhé . Ai bảo tác giả lên án xã hội vì căm ghét ấu dâm ????????? Đoạn nào ?
Mình ko nghĩ bài viết này lên án. Nó là 1 bài review nghiên cứu để chỉ ra rằng hiện tượng xã hội có thể gây ảnh hưởng lên người bị hại. Mình vẫn ko thấy bài viết có kết luận nào cả. Đó là một góc nhìn, còn cách sử dụng góc nhìn như thế nào tùy người dân, người làm luật… mình ko ngăn cản đc cảm xúc và mong muốn của bạn, mình thì trách nhiệm đặt đúng vào tay của luật pháp. Và người cất lên tiếng nói tốt hơn cho cả 2 bên chắc là luật sư.
Trần Duy Không hài lòng thì cũng bắt người khác không hài lòng, thuyết phục họ. Vấn đề mang tính bản thân, ai thích chia sẻ thì chia sẻ. Có bài PA mà thiếu bài Trần Duy thì đâu còn là mạng xã hội :).
Với mình thì đã sống trong xã hội thì sẽ bị ảnh hưởng bởi nó, ít hay nhiều. Vì nếu không sống trong xã hội loài người thì tất cả đều như thú cả (trường hợp người rừng, hoặc được thú vật nuôi). Nên ta phải biết ơn cái xã hội này :v. Nhưng mà xã hội không phải lúc nào cũng làm ta phát triển thêm, nếu cứ đi theo chuẩn của nó hoài thì cũng không ổn tẹo nào.
Là 1 nạn nhân, may mắn chưa bị quan hệ thật sự, mình không muốn chia sẻ với gia đình vì mình quá sợ phải nhắc lại chuyện đó. Gần đây mình có mở lòng tâm sự với 1 ng mà mình cực tin tưởng. Dù ng đó ko hề than khóc làm quá như chủ bài viết nói, thì việc nhắc lại chuyện đó cũng khiến mình giật mình giữa đêm vì nhớ lại những khuôn mặt ác quỷ đó. Những tổn thương khi bị quấy rối tình dục dù là ở tuổi bao nhiêu đi nữa là có thật, mức độ thì tùy mỗi ng, nhưng chắc chắn không thể đánh giá đo lường bằng nghiên cứu. Không phải “bao nhiêu phần trăm không bị ám ảnh cả đời” có nghĩa là “tất cả không bị ám ảnh cả đời”. Và chúng ta đấu tranh gay gắt để cái phần trăm ám ảnh đó giảm bớt chứ không phải để bình thường hóa nó
Trần Duy đã đọc <(") nhưng tao thấy mày đang thở ra mùi cần <(")
Vì tác giả đưa ra thông tin mang tính chọn lọc, và những thông tin chỉ nhằm bổ sung một ý kiến, nên mặc dù tác giả không thực sự đưa ra câu kết luận nào. Nhưng người đọc ngầm hiểu tác giả đang muốn đưa họ đi đâu về đâu.
Vả lại t không có dám thuyết phục ai phải thế này thế nọ cả. Tôi chỉ muốn có 1 ý rằng: bạn không ghét là chuyện của bạn, nhưng mà tôi ghét thì bạn đừng lên án cái sự ghét của tôi sẽ gây ra thế này thế nọ. Vì bản thân bạn không ghét có khi lại gây ra thế khác thế kia.
ok anh đã đồng ý thì em triển thôi
Trần Duy em hiểu những gì anh Trần Duy đang lo, em cũng suy nghĩ làm sao để ổn định tinh thần cho các con đồng thời trừng trị hung thủ thích đáng. Trong khi pháp luật VN chưa bảo vệ trẻ em thật sự thì rất cần sự đấu tranh là lên tiếng của cư dân mạng… Nhưng cách đấu tranh và lên tiếng làm sao cho đúng cách để đó không chỉ là một trào lưu qua đi và không gây ảnh hưởng tới tinh thần các con cũng là một vấn đề lớn mà chúng ta cần suy nghĩ lại và học hỏi thêm… Bài viết ở đây không có bất cứ một kết luận nào mà chỉ mở ra một góc nhìn rộng hơn cho mọi người bình tĩnh lại trước những hành động của mình thôi 🙂
Cảm ơn bạn, tôi chỉ sợ sự định hướng tinh thần không làm giảm đi sự nóng nảy phi lý mà làm giảm đi sự phản bác, chống đối hiện tượng này thôi.
Trần Duy Mình cũng như bạn, luôn nghĩ rằng mình không ghét hay thích theo xu hướng của người khác. (Y)
Còn tác giả chọn lọc thông tin nhằm bổ sung ý kiến của mình là chuyện dĩ nhiên. Nhưng mình đánh giá tác giả chỉ dựa trên cách chọn lọc thông tin thì hình như … rất đúng.
Mình hiểu đơn giản là đầu óc con người luôn bị dẫn dắt; bởi tác động bên ngoài và tồn tại bên trong. Khi bài viết không đưa ra chính kiến gì về chuyện X, thì đầu óc con người tự động diễn giải chính kiến của tác giả về chuyện đó. Suy diễn là một niềm tự hào của động vật mà :v
Trần Duy mình hiểu cái lo lắng của bạn, nhưng nếu bình tĩnh quan sát lắng nghe thì mình nghĩ sẽ có cách thích hợp thôi. Mình rất tâm đắc câu nói của cô Bùi Trân Phượng là “không có tự do nào mà không phải đâu tranh” nhưng xin hiểu ở đây là đấu tranh như thế nào nữa nhé 🙂 Bài viết này càng không có ý chống đối hiện tượng “đấu tranh chống ấu dâm” mà chỉ là một phút ngừng lại để suy nghĩ đấu tranh thế nào là đúng! Mến chào bạn 🙂
Nếu một điều gây ra vừa có lợi vừa có hại. Ta muốn lên án nó thì không cần phải nói ra câu tôi lên án nó, chỉ việc đưa ra tác hại của nó. Nếu ta muốn tôn vinh nó, chỉ việc đưa ra công dụng của nó. Ngôn ngữ là công cụ để gợi tư duy, chúng ta nói về hình ảnh nó khơi gợi chứ không phải cứ chăm chăm vào hình thức câu chữ làm gì.
Nếu bảo khách quan, thì ta phải làm rõ nó vừa có công dụng vừa có tác hại, cái tối ưu là tăng công giảm hại cơ. Mà muốn được như thế thì ta phải đưa ra đầy đủ ưu nhược điểm.
Trần Duy Ta chỉ đưa ra tác hại của nó, tức là ta phủ nhận công dụng; Ta chỉ đưa ra công dụng, nghĩa là ta không quan tâm tác hại? Để có một cái nhìn được gọi là đầy đủ thì rất nhiều, rất mệt, rất phí sức, rất đắn đo, và … không biết bao giờ mới đủ, nên bài nào cũng có giới hạn riêng, độc giả riêng của nó.
Bây giờ người ta đánh giả cả tác giả dựa trên cả cách chọn chủ đề bài viết, cách giới hạn bài viết, hay là chọn độc giả.
PS: Bài viết này không hay, không quan tâm tới đối tượng thích KPop, vì không đưa Sơn Tùng vào làm ví dụ
Tôi chỉ thấy đơn giản (mang tính cá nhân): bài viết này và bài viết thứ nhất mang tính “hướng tinh thần” cao dù không trực tiếp bày ra quan điểm nào cả. Điều ta quan tâm nhất là hiệu quả tạo nên của sản phẩm chứ không phải là mục đích hay hình thức của sản phẩm.
P/S: mà tôi cũng dại dột nhỉ, lên mạng xã hội để tranh cãi nhau về tư tưởng.
mình hiểu những gì anh Trần Duy muốn nói, nhưng anh hãy đọc bài viết như một góc nhìn nữa để tham khảo. Vì tác giả không thể đưa ra hết các phương án giải quyết vấn đề được. tác giả chỉ mở ra góc nhìn khác để mọi người tự suy luận và hành có hành động riêng thôi. Còn để vạch ra chi tiết thì thực sự phức tạp và lại là một vấn đề hoàn toàn khác 🙂
Trần Duy Chả dại, mạng xã hội chứ đâu phải là … chỉ nam xã hội. Một mạng xã hội, là nơi kết nối nhiều bộ não lại với các tham số, trọng số khác nhau. Ngay cả mạng neuron thần kinh trong não mỗi người cũng mang tính phức tạp, đa hướng như thế rồi.
Bài viết HAY LẮM. Trẻ sẽ quên đi nếu CHA MẸ lờ đi 🙂
Phuc Anh đã xem phóng sự ngày 11-3 trên Vtv chưa? Xem có phải vì bé rên la trong ác mộng mà bố mẹ mới biết không?
Hay như bài viết về 1 nạn nhân tên K này, tự tử vì ám ảnh hay vì bị “hồi tưởng” lại?
Dù sao cũng cảm ơn Phúc Ánh đã giữ lời viết bài về chấn thương tâm lý và cung cấp 1 góc nhìn khác. Rất tiếc là không thể đồng tình.
Chẳng ai nói là “để CHA MẸ lờ đi cả” . Anh vui lòng đọc kĩ lại bài viết !!!!!
“…Những nhà tâm lý học trẻ em Việt Nam gần đây luôn HẾT SỨC THẬN TRỌNG trong việc TÁI ĐỊNH HÌNH ký ức bị xâm hại của đứa trẻ, thậm chí tìm mọi cách “tách con khỏi môi trường mà có thể làm chúng nhớ tới sự việc vừa xảy ra” và “việc THU THẬP THÔNG TIN cũng cần tiến hành rất CẨN TRỌNG để KHÔNG gây tổn thương THÊM cho trẻ …”
===>>> Điều này có nghĩa là : VẪN LUÔN TIẾP TỤC DÕI THEO DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA BÉ – một cách Nhẹ Nhàng và Khéo Léo ( Chứ không phải kiểu kéo cả làng cả xóm đến xem những tổn thương trên cơ thể của bé ) ===>>> Và từ việc dõi theo những chuyển biến tâm lý đó một cách TẾ NHỊ thì mới có thể đưa ra những hướng trị liệu Tâm Lý phù hợp .
Dạ thưa anh Nguyen Phuc Anh,
Tôi đã đọc bài viết này của anh, và tôi xin nhận xét như vầy:
Nếu coi như bài này có tính chất academic, thì nó đã mắc phải một lỗi hết sức cơ bản, đó là selection bias.
Cho nên, tựa đề bài viết là hoàn toàn sai nếu xét theo tiêu chuẩn academic! Và do đó, không thể rút ra thông tin gì từ bài viết này!
Tôi xin gửi vô đây 1 vd về selection bias để anh tham khảo, trong trường hợp anh chưa rành về nó! Trân trọng.
https://youtu.be/oG027wOWJHA
https://youtu.be/p52Nep7CBdQ
Không hiểu bạn viết ra bài này với mục đích gì? Khỏi dạy con cái đề phòng người lạ để con khỏi bị ám ảnh người xấu. Những người làm cha mẹ nếu chẳng may con bị xâm hại tình dục thì cứ mặc kệ nó hoặc nói dối để nó thấy chuyện đó cũng thường thôi, ko có gì phải làm quá lên, rồi tự nhiên nó sẽ quên sạch bách?!!!!
Đọc vài cuốn sách trong 2 ngày rồi xào nấu cái ra công thức chuẩn áp dụng cho mọi tình huống thực tế! Nể thật luôn!
Chẳng có bất cứ một từ “MẶC KỆ NÓ hoặc NÓI DỐI” nào trong bài viết này .
Bạn vui lòng KHÔNG SUY DIỄN và VU KHỐNG lời người khác !!!!
Chuỗi bài viết để giải quyết về vấn nạn Ấu Dâm vẫn CHƯA KẾT THÚC ở đây nhé !!!!
Mình có cái hay. Không cần đọc kĩ mình vẫn comment khí thế. Đồng lưu chăng?
Cao Trang Dương Tử “đồng lưu” có mang ý nghĩa tương tự như “đồng bọn với nhau” không ạ ? :))
Đọc kĩ lại bài viết chứ làm sao :v
theo ý em hiểu thì anh Phúc Anh viết trong bài này là về sự đối xử của gia đình và xã hội đối với nạn nhân ấu dâm SAU KHI sự việc đó xảy ra, rằng khi sự việc đó đã xảy ra rồi thì việc chúng ta quá xoáy sâu vào nó sẽ để lại hậu quả lớn hơn. Còn việc giáo dục con cái phải cẩn thận thì thuộc về việc NGĂN CHẶN, đương nhiên phải làm. Việc khép tội cần có những chứng cứ từ điều tra, nên việc truy hỏi nạn nhân mô tả là điều không tránh khỏi, chính vì thế sẽ gây ra ám ảnh và sợ hãi. Bài viết này chỉ là để mọi người cẩn thận trong cách truyền thông tin, đừng theo trào lưu bày tỏ sự phẫn nộ của quần chúng, chứ chẳng có ý gì khác
Vậy chứ phải làm sao nếu bạn là mẹ có con nhỏ nếu con bị xâm hại sau khi đọc stt này? Trong khi bạn tác giả nhấn mạnh trẻ sẽ tự quên hết những gì đã xảy ra, thì ko mặc kệ cho nó trôi qua thì làm sao???
Ngan Pham mình đã giải thích trên comment của bạn Long Huỳnh – chỉ cách comment của bạn 1 comment thôi, bạn đọc câu trả lời trên đó giúp mình nhé, vì 2 bạn cùng đưa ra 1 ý kiến giống nhau nên mình chỉ có thể trả lời 1 lần , tránh làm rối toàn bài viết !
Lưu là giữ lại, đồng là cùng. Cùng nhau giữ lại thì gọi là đồng lưu. Nghĩa sáng là … gặp nhau nơi đây, phong cảnh này, xã hội này có hai người có cách hành xử giống nhau, ta phải ghi nhớ. :v
Bạn nói về chuyên gia, tôi nói về người mẹ, và không phải trường hợp nào cũng có chuyên gia nhé, nhất là ở VN. Toàn gia đình tự thân vận động. Nên quan điểm cá nhân tôi không đồng tình với những gì bạn tác giả viết!
Ngan Pham Dạ! chị không đồng tình với tác giả cũng được, nhưng cũng không nên xuyên tạc bài viết ạ :). Nhưng em cũng biết thêm là với tư cách người mẹ chị sẽ làm gì trong tình huống đó ạ! Em cám ơn chị 🙂
Bạn dùng từ xuyên tạc là ko chính xác, đó là những gì tôi bị định hướng sau khi đọc stt của tác giả. Ai viết cái gì ra đều có mục đích cả. Tôi nói bạn tác giả hiểu đó.
Ngan Pham bạn hãy bình tĩnh nhé ! 😀
Người viết bài này hoàn toàn KHÔNG có ý BẮT BUỘC mọi người phải làm theo !
Tất cả chúng ta đều có quyền xem bài viết này mang giá trị là để THAM KHẢO .
Tất cả mọi người cũng đều có thể Tự Viết Ra những hướng giải quyết theo ý kiến của chính bản thân mình 😀
Ngan Pham Tất nhiên em hiểu tác giả viết thì phải có mục đích chứ ạ! Em nói xuyên tạc ý tác giả ở đây là tác giả không hề có ý kêu mọi người lơ đi. Trong bài viết ghi rất rõ và bạn VanAnh Nguyen ở trên cũng đã trích lại và giải thích cặn kẽ ý tác giả luôn ạ. Nhưng chị vẫn không đồng tình với hành động đó nên em ngờ rằng chị có một cách giải quyết hay hơn nên muốn nghe chia sẻ thêm thôi ạ 🙂
Mình không nói bạn. Nhưng nếu một người bố suốt ngày nhậu nhẹt, không học hành, làm việc gì cả; mà mở miệng “Tao là cha nó, tao biết nó cần gì” thì mình cũng đồng tình với ông ấy. Vì ông ấy nghĩ ông ấy biết thật 🙁 Ai cũng nghĩ mình đã lớn khôn và đầy đủ khôn khi đã lớn. Trứng không thể khôn hơn vịt, nhưng vịt thì không thể khôn hơn … một đứa con nít 5 tuổi.
Mình nói ít, mong bạn … không hiểu gì. cho nó bớt căng thẳng
Đúng là em cũng rất thắc mắc nên làm cách nào để cho những đứa trẻ từng bị xâm hại giảm thiểu chấn thương tâm lý khi bị xâm hại. Tuy nhiên, em muốn hỏi chị rằng, các vụ án xâm hại tình dục các bé, được đưa lên báo chí, đã thay đổi thông tin, nhưng những người xung quanh nhà bé đó vẫn biết vụ việc, họ sẽ phản ứng thế nào. Đơn giản như ở quê em, đã từng xảy ra vụ 1 lão già 60 tuổi đã xâm hại 1 bé gái 12 tuổi, và sau đó lão đó được thả. Thậm chí tên tuổi, quê quán bé đó như thế nào mọi người đều biết. Cách những người nghe câu chuyện, hàng xóm có người còn nói chắc do nó thích ăn chơi, đú đởn chứ mà 12 tuổi rồi còn không biết bảo bố mẹ vì bé đó đã bị nhiều lần. Cũng có những người đau lòng cho gia đình đó. Và giờ thì sao, khi nhắc lại, họ dường như quên bé đó đã bị xâm hại, mất màng trinh và không cho con trai họ yêu/lấy cô bé đó. Em cũng không biết cụ thể sau đ ó thế nào nữa. Đó là cái đau lòng nhất của những bé gái. Khi xã hội VN vẫn còn trọng trinh tiết của người phụ nữ, đặc biệt là nông thôn. Giờ những vụ ấu dâm nổi lên vì các mẹ ở thành phố, các mẹ được tiếp cận được các phương tiện đại chúng, còn rất nhiều vụ án ở nông thôn, những người cha người mẹ không biết gì ngoài đồng ruộng, lớn hơn thì phải nuôi cháu mình, bé hơn thì cả đời mang tiếng mất trinh. Xã hội chỉ nhớ được giai đoạn đó, thời gian đó, còn 10 năm sau thì sao, bé vẫn là nạn nhân, nhưng không ai biết đó là nạn nhân của 1 vụ xâm hại mà coi đó là cô gái không biết giữ mình. Dù lấy được chồng nhưng chồng, gia đình chồng họ nghĩ thế nào. Đó là cách em hiểu khi nói tới cách mà xã hội phản ứng đang khiến các bé tuyệt vọng hơn. Em không hiểu chuyên môn tâm lý, các anh chị nói bài viết này chỉ để câu view hay gì đó. Em chỉ đánh giá khi em chứng kiến 1 vụ việc hay tầm 5 năm trước, em đã đọc 1 vài bài báo tương tự, các vụ án đều chìm xuống, để lại nỗi đau cả đời cho các bé. Còn em nghĩ vấn đề không phải xoáy quá sâu, gợi lên nỗi đau quá lớn, mà làm thế nào, kẻ xâm hại bị đưa ra pháp luật, các con đỡ phải gánh những vết thương tâm lý
Quỳnh Loan ý kiến gì ko?
em đồng ý với một vài khía cạnh nhưng kg hoàn toàn chị ạ.
Sau vài ngày tham khảo, PA đưa ra một bài viết. Và vài người coi thường bài viết vì …. PA chỉ bỏ ra vài ngày, và đọc vài cuốn sách. :v.
Còn mình thuộc số … toàn là cho ý kiến mà không cần tham khảo luôn. Cảm thấy thật vĩ hoành. Tại vì ta đọc sách thì ta chỉ xem những ý kiến phù hợp với ta là đúng. Còn lại các ý kiến khó chịu với bản thân ta là do tác giả nằm ở một xã hội khác, một góc nhìn thiếu văn minh, hay là do cách tiếp cận không đầy đủ.
Phải chăng ta đọc sách chỉ để tìm kiếm câu chữ cho phù hợp với những gì ta nghĩ. Vậy ta có nên đọc sách, đọc đánh giá nữa không?
Tình hình căng bác nhỉ, mấy ngày cứ đi xoa dịu mọi ng mà cũng phát mệt
Quá đồng ý với bạn
Tôi ko thích mấy người lạm dụng viết hoa, một là coi thường người đọc, hai là có ý định hướng, thao túng manipulative
Tôi cũng dị ứng với viết hoa và nhấn mạnh từ nhạy cảm.
Tùy bạn muốn gì ở đọc sách.
Nếu luận về đọc sách: ta đọc sách, và cho nó là hay, phải chăng khi đọc nó ta thấy ai nói hộ lên nỗi lòng của mình vậy, những gì mình nghĩ mà không được viết thành lời, nay có người dùng câu dùng lý mạch lạc, rõ ràng. Vậy đọc sách mà thấy hưởng ứng, là bản thân trong họ đã có tư tưởng đó rồi, tác giả chỉ là người khơi gợi ra. Đấy gọi là đồng thinh thì tương ứng, đồng khí thì tương cầu. Ta đã nghĩ thế rồi, và họ dẫn dắt ta nghĩ sâu xa hơn theo lối ấy. Việc đọc này là để tìm người đồng hành và kéo nhau xa hơn trên con đường đã chọn.
Còn việc đọc sách mà bản thân ta không có định rõ một tư tưởng cụ thể, thì ta sẽ bị kéo theo lối tư tưởng của người viết ( phần nhiều vô hình hay hữu ý người viết đều đưa ra một quan điểm và hướng đi riêng), lúc ấy suy nghĩ của ta là suy nghĩ của người viết, tư tưởng của ta là tư tưởng của người viết, rất là tai hại.
Còn đọc sách để luận bản chất, luận đúng sai, thì phải cực kì khách quan và tránh tư tưởng một chiều, phải tìm hiểu rộng nhiều mặt, đánh giá một bức tranh thì phải nhìn toàn cảnh. Phải dám có tinh thần :”nghi vấn triết học” và dám nghi ngờ những điều mà ta hằng tin tưởng nhất, để làm sáng tỏ nó lại.Chả thể nào nhìn một góc nhỏ rồi suy ra một bức tranh lớn được.
Vậy mà bao nhiêu người ùa vào khen hay mới chết. Không thèm kiểm tra nguồn trích dẫn vẫn khen lấy khen để luôn. Đúng là chỉ viết cho mấy người ít đọc ít nghiên cứu không biết phương pháp nghiên cứu khoa học thực sự là gì được thôi. :))
Vậy anh có thể phân tích cho tôi được cái selection bias được không ạ. Tôi đang có một ý kiến một góc nhìn, có cái selection nào mà ko bias? Anh đừng chơi logic hình thức ở đây anh ạ. Với logic hình thức, không một nghiên cứu nào đứng vững.
Sách tây nó cũng đủ thể loại. Vấn đề là nó có được trích dẫn lại hay không và nó có gắn với thực tế hay không, dịch có láo không. Không có tư duy độc lập thì tẩu hỏa nhập ma là đương nhiên.
Người bình luận cũng có vài thể loại, thể loại này thì thậm chí còn ko có tư duy ~_~
Cám ơn ad nhé, cho t share với ạ
cám ơn bạn
Trần Duy Đọc sách để tìm thấy “chân lí” <3. Sản phẩm của việc thấy được "chân lí" sẽ là gì? Làm sao để biết được mình đã thấy đúng chân lí chưa, hay chỉ là ... móng chân lý, hay da chân lý. Serious á!
Không phải coi thường vì chỉ có vài quyển sách, mà là những quyển sách này không đại diện cho số đông người bị hại được.
1. Quyển sách của Jo Woodiwiss chỉ là những của chuyện của 16 nạn nhân. Trải nghiệm của 16 người không thể dùng làm đại diện cho trải nghiệm của hàng trăm ngàn người được.
2. Sách của Jo Woodiwiss xuất bản năm 2009, mà lại nói là “những kết quả nghiên cứu này được bổ sung và làm rõ thêm trong những nghiên cứu của” Prozan năm 1996 (quay ngược thời gian à?).
3. Nguồn tham khảo (có vẻ) đáng tib cậy nhất của Richard Ofshe được xuất bản năm 1994, cách đây hơn 20 năm. Hơn 20 năm trước mental illness vẫn còn chưa được công nhận đúng đắn ở Mỹ. Trong 20 qua bao nhiêu phương pháp chữa trị được phát triển, những phương pháp không phù hợp đã dần được đào thải. Nạn nhân cũng nhận được nhiều sự quan tâm đúng đắn hơn. Tất nhiên vẫn còn nhiều rào cản đến từ gia đình (cha mẹ không có đủ kiến thức đúng đắn, đầy đủ để giúp con) và xã hội (social norms, bully) trong quá trình điều trị tâm lý cho nạn nhân. Tuy nhiên không thể lấy nghiên cứu của cả chục năm trước ra để áp đặt cho hiện tại được, trong khi thực tế đã tiến xa rất nhiều so với hiện thực trong những quyển sách đó.
Đúng rồi. Theo như phân tích của Trân Duy ở trên, PA tạm tìm thấy một vài cuốn sách để dẫn tới chân lý. Bạn ấy viết bài để có thể nói những điểu bạn ấy rút ra, và cũng để kiểm chứng thứ được cho là “đúng đắn” trong suy nghĩ của bạn ấy. Sa Trịnh có thể đưa thêm một vài cuốn để bạn ấy tham khảo và có cái nhìn “chân lí” hơn được ko ah.
Đúng rồi. Chỉ có một phần trong số người bị hại có thể đã vì tác động của môi trường mà không thể hồi phục nhanh chóng và tích cực được thôi, chứ không phải như bài này ám chỉ ngay từ đầu là vì xã hội nên trẻ bị xâm hại mới sống không bằng chết.
Một phần nhỏ xíu số lượng nạn nhân bị ảnh hưởng bởi Xã Hội thôi là đã thấy đáng quan tâm rồi.
Cứ như an toàn trên máy bay, chỉ cần thêm được % an toàn nào là các nhà thiết kế đều cố gắng phát triển cho tốt hơn.
Một dạng Cán và Cao nhưng cao cấp hơn vì có dẫn sách. Tuy nhiên dẫn sách, dẫn nghiên cứu, dẫn kết quả nhưng không có số liệu. Dùng một kết quả A để ngụy giải cho nhận định B và quy kết không dựa trên thực tế.
Lại bọn này 🙁
Toan Thang Le còn xào nặn nội dung theo ý cá nhân nữa
hiểu được điều đó là tốt đấy
~_~ mấy ông đọc và viết cái A và cái B xem nó thế nào đi ~_~ thực tế gì, nói lảm nhảm là tôi block ném vào sọt rác đấy.
Nguyen Phuc Anh anh đâu cần phải trả lời tất cả comment 🙂
Dạ vâng. Em cảm ơn anh Le Nguyen Duy Hau đã nhắc nhở. Em cũng tự nhủ mình nhiều lần. Lần sau em chỉ block cho rảnh nợ ~_~ mấy người này không nói chuyện được.
Nó không fair về mặt khoa học đâu anh
Chết thiên tài ngày đọc 10 quyển sách tâm lí vẫn ở đây cơ à , h này ko ngồi đọc sách thì sao đủ 10 quyển đc . Hay thiên tài viết 1 bài tổng kết về tất cả số sách tâm lí đọc trong 1 tháng cho mọi người cùng hiểu cách nghiên cứu khoa học của ngài với =))) .
Cao Trang Dương Tử đừng cãi với chuyên gia bạn ơi , vừa nãy cô này khoe với tôi là cô ấy đọc 10 quyển sách 1 ngày và dư sức dẫn ra 20 quyển sách chỉ để lật ngược 1 câu của PA đấy , đừng đùa với ninja rùa => .
Bạch Nương Tử Thêm thông tin, thêm cơ hội tìm ra chân lý, … thêm thời gian mà.
Uh cô ấy giỏi lắm , tớ đang chờ cô ấy khai nhãn cho tớ bằng một bài nghiên cứu khoa học chi tiết để tớ hiểu dân nghiên cứu pro là thế nào , vẫn chống mắt lên chờ này.
Nghiên cứu cho thấy … trông chờ nhiều sẽ đau lưng, mỏi chân, oải thần kinh, và giảm lượng …. bình tĩnh.
Giáo dục người có khác biệt về tâm lý để tránh gây hại cho xã hội khác hoàn toàn với đánh võng và bôi bẩn.
Clone là một vấn nạn của Facebook. Nó làm người ta có thể phân thân ra và đả kích một đối tượng. Nhưng mà Clones lại làm con người quên đi thực tại. Người đi clone và người trả lời Clones đều rất chi là rảnh và phục vụ cho mục đích … số hóa xọt rác
Em thấy anh/chị đưa ra ý kiến rất hay. Tuy không thể đánh đồng xã hội nhưng có 1 bộ phận không nhỏ cộng đồng tại những nước Á Đông vẫn mang nặng tư tưởng Nho giáo, sự bị vấn bẩn của 1 đứa trẻ mới lên 8-10 tuổi. Chỉ cần 1 đứa trẻ bị tổn thương, chúng ta cũng cần phải làm sao để tránh cho những đứa trẻ khác, chữa trị cho đứa trẻ đó. Nếu đặt ở một đất nước Tây Âu, thì sẽ như thế nào, đặt ở hoàn cảnh tại Việt Nam, sẽ thế nào. Giải pháp đưa ra em nghĩ phải nhiều người thực hiện. Khi các nghiên cứu trước đã tiếp cận ấu dâm, nhưng dường như em thấy khá là ít người đưa ra vấn đề tâm lý trẻ hậu xâm hại và cách khắc phục (có thể do em hiểu biết kém). Những vụ ấu dâm, bùng nổ từ vụ Minh Béo, cộng đồng có vẻ quan tâm, nhưng họ đang quên mất những đứa trẻ đó. Những phẫn nộ, tức giận, muốn giết kẻ thủ ác, những lời đau lòng các con chỉ tại thời điểm đó. Rất ít người suy nghĩ, trăn trở làm thế nào giúp các bé vượt qua. Dường như mọi người đang đi quá xa, còn vấn đề cần giải quyết, cần mọi người cùng chung tay giúp đỡ thì chắc chưa được. Sau vụ án này, dù kẻ thủ ác bị trừng phạt hay không, giống như anh/chị đưa ra, những gì phát sinh sau đó ai có thể giúp các bé. 1 năm sau thôi, liệu bao nhiêu người sẽ lãng quên, bao nhiêu còn nhớ, còn muốn giúp các bé, hay vật lộn, xoay xở vì các con chỉ có bố mẹ, những người quên mất cũng từng có nạn nhân ấu dâm, khi trở thành những bố mẹ chồng họ có còn khoan dung với những bé gái đó. Em xin phép chọn lọc ý kiến của anh chị để đưa vào bài viết cho câu lạc bộ của em. Không biết anh/chị đồng không ạ?
Ok, “chân lý” đây là mục tiêu, nhưng có thể sẽ không bao giờ đạt được, vậy ta đi tìm chân lý để làm gì? Theo tôi nghĩ là để tiến gần tới chân lý hơn. Như 3,1 và 3,14 không phải là số pi, nhưng 3,14 tiến gần với số pi hơn vậy. Vậy nếu ta mãi không đạt tới chân lý thì ta đi tìm chân lý để làm gì? Theo tôi lý giải đó là bản năng khám phá, và nhu cầu tìm hiểu những điều mình không lý giải được của con người. Sẽ có người không thích đi tìm hiểu, ta không áp đặt vấn đề này lên họ. Còn những ai muốn tiến gần hơn với thứ gọi là “chân lý” thì ta phải men theo con đường như thế.
Ừa, tiến gần tới chân lý (Y)
Đúng rồi, ý chị cũng chính là như thế. Trừng trị hung thủ là đúng, nhưng đừng biến hung thủ thành con ngáo ộp đeo đẳng nạn nhân cả đời. Nạn nhân cần vất con ngáo ộp đó ra khỏi đầu càng nhanh càng tốt!
Vâng em đồng tình với bạn PA , nhưng chị phải xem các thánh phản biện mới lộn mề cơ =)) , nhất là các thánh nhân danh người nghiên cứu khoa học .
Và bạn Cao Trang Dương Tử đang làm tôi gợi lên một vấn đề: con người sử dụng vật liệu thô là “thông tin”, qua máy gia công “lập luận” để đưa ra sản phẩm là “kết luận”, điều giới hạn “kết luận” tiến tới “chân lý” là vật liệu thô không đạt mức hoàn hảo. Còn vấn đề máy gia công không hoạt động đúng lại là một vấn đề khác, khi đó sản phẩm không có giá trị gì trên con đừng tiến tới “chân lý”.
Nếu bạn có ý gì muốn phản biện hay hoàn thiện cho suy nghĩ của t thì t hoan nghênh nhé, chắc chắn là tôi không thể hoàn hảo được. :3
Trần Duy Ko ạ. Thấy đồng ý với chuyện là … mỗi người phải cố gắng tiến gần tới chân lý. <3 Ko nên nghĩ là mình đang đạt chân lý (Y) -> đo là 1 chân lý
Cho mình kết bạn với Cao Trang Dương Tử với nhé =))) , bạn nói chuyện hợp khẩu vị mình quá .
Ờ thì không phải chuyện của họ mà em. Họ chỉ muốn đấu tranh để tiêu diệt cái ác, còn trong quá trình tiêu diệt cái ác có giết nhầm người vô tội nào không và có bỏ qua nạn nhân nào chết chùm không thì đấy là sự hi sinh cần thiết để xã hội tiến bộ em ạ. Ai chả thích khi hi sinh người khác để bảo vệ quyền lợi của mình 🙂
Thực ra đa số các thánh nghiên cứu đều vặn vào cái câu đa số trẻ em không chịu nhiều chấn thương tâm lý từ kẻ thủ ác , các thánh ko chịu nổi việc nghĩ rằng chính các thánh là người khiến các em tổn thương . Nên các thánh bằng nhiều cách khác nhau cố chứng tỏ rằng bọn trẻ con nhất định sẽ chịu tổn thương sâu sắc bởi kẻ thủ ác , chứ ko phải vì xã hội và dư luận chị ạ . Thế mới lộn mề .
Bạn Trần Duy mến, nếu bạn là một nhà nghiên cứu khoa học như bạn bên trên thì mình xin lỗi vì múa rìu qua mắt thợ. Nếu không thì mình cũng xin được góp thêm một chút ý về quan niệm của mình.
Chân lý mà bạn nói cũng là một sản phẩm tâm lý (quan niệm cá nhân, quy chuẩn đạo đức của từng người vào thời điểm đó). Vậy nó tạo ra từ nguồn góc là môi trường xã hội và được xử lý bằng não bộ chứ không phải bằng phản biện như bạn nói.
Nói như vậy để hiểu là những suy nghĩ của chúng ta đều rất có giới hạn nên muốn học hỏi thêm tiếp cận “chân lý” hơn thì phải chịu khó dẹp cái tôi của mình qua một bên và nhìn nhiều góc độ khác nhau…tuyệt đối đừng cố chấp…
Vài lời chia sẻ với bạn vậy thôi 🙂
VanAnh nghĩ là có loại bố mẹ kéo cả làng cả xóm đến xem các tổn thương của con mình ở vùng kín ư? Bạn có con chưa?
Nên chăng: lần sau khi gặp 1 bé bị ấu dâm thì. 1 là kể cho bố mẹ bé nghe về lịch sử ấu dâm với hàm ý: ngày xưa nó là BÌNH THƯỜNG. 2 là bảo bố mẹ bé đừng kiện tụng gì cả và tuyệt đối không nhắc đến chuyện đó nữa kẻo làm tổn thương bé?
Hay quá là hay 🙂
Trong khi thực tế bọn trẻ con rất nhanh quên , mà ơn trời là vậy . Càng nhỏ tuổi càng ít hiểu biết các cháu càng dễ vượt qua khủng hoảng hơn . Nhưng mấy người nhân danh công lý thì ko chịu đc điều đó chị ạ , họ muốn 1 đối tượng để trút giận , chứ họ ko lo cho các em .
Chị nghĩ động cơ share ban đầu là phẫn nộ thôi, cái này thông cảm được, nhất là những người có con nhỏ hoặc có tiền sử bị lạm dụng ở các mức độ khác nhau. Nhưng khi câu chuyện đi quá đà nó bắt đầu xuất hiện các động cơ vị kỷ khác, động cơ nhất quyết phải chứng minh mình đúng, tao đã share là phải chuẩn, phải đúng; động cơ cảm thấy mình là người tốt, có trách nhiệm với cộng đồng; động cơ thỏa mãn cảm giác quyền lực, vv. Nói chung nhiều cái chi phối hành vi con người lắm em ạ.
Tâm đắc nhất cả ngày câu này của bà chị đấy ♡
Mình lại nghĩ anh Nguyen Phuc Anh đừng nên block. Ánh sáng cần phải rọi đến cuối căn hầm, dù nó có làm người ta nhức mắt. Trong trường hợp họ cố nhắm mắt thì đành kệ :))) còn họ nhìn thẳng vào ánh sáng rồi hét lên anh là đồ độc ác… thì chả đúng quá còn j :v
:3 à vâng bạn Mai, trước hết là mình sr vì không nói rõ ý, vì mình theo trường phái khoa học lý thuyết, nên “chân lý” mà mình đề cập tới là cách vận hành và quy tắc vạn vật, là thứ khoa học tự nhiên đang hướng tới. Nó có những giá trị bất biến (và có vẻ mang tính vô hạn) mà dù có 9/10 người khẳng định nó sai cũng không có nghĩa là nó sai vậy bởi lẽ nó vận hành khách quan không theo duy lý trí.Khi đó nếu bạn gán khái niệm “chân lý” này mà gắn vào bài trên của t thì sẽ làm rõ ý của t, đặc biệt là khái niệm tiến gần chân lý.
Còn vấn đề đạo đức, quan niệm, tư tưởng thì nó không phải “chân lý” vì thứ nhất nó không phải là “lý” và thứ hai là nó không “chân”, mang tính chủ quan và định hình duy lý trí, tuy nhiên nó cũng có các pp đúng đắn để mở rộng, đào sâu mình. Quay lại tính “chân lý”khi nói về các vấn đề đạo đức, tư tưởng, quan niệm”, theo sơ học của t thì chỉ dám định hướng mình theo một lối của bản thân và tiếp tục đào sâu mở rộng, mà không dám kéo ai đi chung đường với mình. Và suy nghĩ mang tính cá nhân: tôi tôn trọng các tư tưởng đa chiều, nhưng không thích vấn đề, hoặc tính chất mang tính định hướng tinh thần, và “dẫn dắt” tư duy ( dù vô ý hay hữu ý) vì nó có thể đem lại sự lệch lạc tư duy cho những người chưa có chính kiến. Bật mí nhỏ đó cũng là lý do mà t tôn trọng các kinh,giáo lý của các nền tôn giáo nhưng không thích cách lôi kéo của tôn giáo hiện nay.
Và thực tế tôi đồng ý với 8/10 quan điểm trong bài, tuy nhiên có vài ý kiến hơi bị “làm trầm trọng”, và cách viết không rõ ràng làm suy nghĩ luận giảm giá trị và độ chân thật nhiều.
Cán ơn bạn đã chia sẻ,
Vậy bạn nghĩ thế nào là chân lý? Mặt trời mộc hướng đông có phải là chân lý không bạn? Vậy mặt trời mộc hướng đông là bất biến theo thời gian sao? Nếu như bạn đứng trên sao hỏa vậy mặt trời mộc hướng đông điều đó còn đúng không. Đối với mình không có điều gì là bất biến trên cái vũ trụ này cả, mọi thứ điều cần có một hệ quy chiếu đi kèm.
À có 2 điều mình cho là bất biến là không có gì tự sinh ra cũng không có gì tự mất đi…. Và sống thật 🙂
Chia sẻ vài điều với bạn là vậy, mình nghĩ chúng ta cần phải học hỏi thêm nhiều không nên tranh luận nữa. Chúc bạn một ngày vui nhé 🙂
Quan niệm mặt trời mọc hướng đông chỉ áp dụng cho thời trước galie thôi, bản thân quan niệm ngày nay cho thấy trái đất quay quanh mặt trời, hệ mặt trời quay quanh hệ ngân hà, hệ ngân hà này quay quanh hệ vũ trụ khác.vv. và khi con người đặt ra hệ quy chiếu tức là bản thân họ đã giới hạn sự hoàn hảo của kết luận với “chân lý”, và sự tiến bộ của con người là họ đã tiến bộ trong việc thay đổi hệ quy chiếu, vì sự tiến bước này có thể dẫn đến vô cùng nên t có nhắc có lẽ sẽ không bao giờ con người đạt được tới “chân lý”, tuy nhiên vì tinh thần luôn khám phá, thì cách nhìn của ta về sự vận hành của các hành tinh đã sáng tỏ hơn nhiều so với thời galie, và tất nhiên là bẻ ngược hoàn toàn tư duy của giáo hội bây giờ. Vậy t có được quyền lý giải là chúng ta đã tiến gần tới “chân lý” hơn ngày xưa không? Việc ta có thể không bao giờ tiến tới “chân lý” không phải là lý do để ta thôi ngừng bước về nó.
Với lại hnay vui quá trời, hế hế.
Trong quá trình tiến tới chân lý, ta hoàn toàn có thể bỏ qua những gì mà ta cho là không thích hợp, ai cũng có định hướng riêng cả. Như là … không nghe con nghiện trình bày, không nghe những gì Ngọc Trinh nói, chỉ coi những gì Trinh diện. 😉
Chân lý là sự thật , hay cái lẽ của sự thật . Bây giờ thật đến mức độ nào và cái gì là sự thật ? Bản thân sự thật còn có lúc không thật thì lấy đâu ra cái gọi là giá trị bất biến ? Anh có dám chắc cái chân lí anh đang nói tới hay cái giả lí anh đang khẳng định nó mãi mãi ko thay đổi ko ? Bởi nó sẽ có lúc thay đổi thì làm gì có cái gọi là chân lí :))) , bởi nó sẽ thay đổi thì ko còn là chân lí nữa rồi . Nên cứ liên thiên về chân lí thì làm gì còn là chân lí nữa , nói vậy thôi nhé .
Mà nghe chân lý nhiều quá nên tôi cũng loạn theo chân lý rồi , chứ chân lý phải là chân lí cơ , thân .
Bàn thêm về chuyện này với tư cách của một người cũng đã từng là nạn nhân của hành vi xâm hại (ơn giời hậu quả không nghiêm trọng lắm) và đã tự vượt qua được nó. Chị nghĩ vấn đề ở đây không phải là các cháu có quên hay không, vì thật ra với một số cháu sự thương tổn tâm lý và sinh lý đến trực tiếp từ hành vi bị xâm hại nó đã rất nặng nề và khó có thể quên được. Với một số cháu khác thì có thể do quá bé nên không nhận thức được điều đấy, hoặc hành vi đó nó không gây hậu quả nghiêm trọng nên không để lại ấn tượng sâu lắm. Nhưng, con người là một sinh vật xã hội, loại trừ luận điểm mà bạn chủ stt nêu ra trong bài là cách thức mà gia đình và xã hội đối xử với em như thế nào sau đó ra, kể cả trong trường hợp xã hội không gây sức ép cho em, thì đứa trẻ đó, sau khi lớn lên và nhận thức được rõ ràng hồi bé mình đã phải trải qua chuyện gì, vẫn có thể bị sang chấn, và sự sang chấn đó, hậu quả của hành vi xâm hại đó, lúc này mới thể hiện ra (thường là vào độ tuổi dậy thì của các em).
Nên bằng kinh nghiệm của chị, nên làm thế nào để cho trẻ nhận thức được, chuyện xảy ra với chúng nó tuy rằng nghiêm trọng thật, nhưng không phải là cá biệt trên thế giới này. Trên thực tế rất nhiều người trên đời đã gặp những chuyện còn nghiêm trọng hơn, ví dụ tai nạn, liệt chân tay, hoặc thậm chí mất mạng. Chuyện xảy ra là một chuyện không may diễn ra trong đời như tất cả các chuyện không may khác, và chúng phải học cách để vượt qua điều đó. Tự tha thứ cho bản thân, không thấy bản thân bị ảnh hưởng bởi chuyện kia nữa. Chừng nào chưa tự tha thứ được cho bản thân, vẫn cảm thấy bản thân bị “khiếm khuyết”, chúng sẽ có khuynh hướng oán giận tất cả mọi thứ khi gặp phải điều gì đó không thuận lợi, oán số phận, oán gia đình, oán thù và muốn trả thù hung thủ.
Cá nhân chị, sau khi đã tự tha thứ được cho bản thân, và hoàn toàn không cảm thấy dignity của mình bị ảnh hưởng gì từ chuyện đó, tức là đã sống trong tâm thế của một người bình thường, chị cũng đã tha thứ cho hung thủ, hay ít nhất không còn cảm giác muốn băm vằm anh ta ra nữa. Nên chị mới bảo, giành cả đời để nghĩ về những thứ làm mình đau khổ là không đáng đó em ạ.
Em cũng là nạn nhân như chị , nói chung cũng nhẹ nhàng vì tầm đó dù ko ai dạy nhưng ơn dời là em có ý thức tự chủ rất cao về vấn đề động chạm thân thể , nên khi chuyện đó chớm xảy ra em đã tự tránh được nó . Hồi em 11, 12 tuổi cũng gặp bọn quấy rối hai lần , nhưng nói chung là hồi ấy mình rất nhạy cảm và linh tính tốt nên cũng tránh đc . Em ko phải chịu chấn thương nặng nề như nhiều chị em cùng độ tuổi khác nên bản thân em cũng ko quá hận thù mấy kẻ đó , chỉ cảm thấy mấy kẻ đó bệnh hoạn và khó chịu thôi . Có lẽ do em khá lì nên những chuyện đó ko gây tổn thương nhiều cho em , nhưng ko có nghĩa là các bạn khác may mắn được như em . Nhiều bạn bị ám ảnh thậm chí vứt bỏ bản thân vì nghĩ mình “hỏng hẳn rồi” , đó là điều đáng buồn nhất . Em mong rằng sẽ sớm có những tổ chức ở VN nhận thức ra vấn đề này và giúp đỡ các em , thậm chí là các bạn vượt qua khỏi mặc cảm của bản thân mình .
Tôi vẫn không biết thế nào là “chân lý” nên tôi vẫn đặt trong ” “, như tôi không thể thấy mặt trăng nhưng tôi chỉ có thể thấy ánh trăng, phạm trù này mà nói mãi nhức đầu lắm, nhưng tôi biết rằng thứ bạn Bạch nói đang gặp vấn đề thuộc dạng: mọi chuyện sẽ ổn cả nếu như nó qua, nếu vẫn chưa ổn tức là nó chưa qua :D, và điều bạn cho là “chân lý” một ngày nó không đúng, vậy bạn sẽ kết luận “chân lý” là không đúng hay điều ấy không phải là “chân lý” ạ?
Mà tôi cũng loạn não với “chân lý” này, tự nhiên ớ ra không biết mình đang nói gì nữa. @@
Trần Duy, nghĩ đi nghĩ lại mình thấy mình là đứa cố chấp nhất ở đây thì phải =)). Hình như những gì tác giả nói nó vô tình trùng với tư tưởng và góc nhìn của mình nên mình chấp nhận mà cứ tưởng mình chịu nhìn theo người khác =)) tự nhiên nghĩ thấy mắc cười nhờ mọi người chia sẻ mà mình nhìn thấy mình rõ hơn 🙂
Cám ơn bạn cám ơn các anh chị đã chia sẻ. Đúng là một ngày vui mà hại não với “chân lý” thật =))
Anh Cao Trang Dương Tử ơi, em có câu trả lời cho anh câu hỏi của anh dựa trên em rồi ạ. Em xin chia sẻ với anh nhé. Bản thân em đọc sách là để tham khảo thêm thông tin và hiểu người khác đang nghĩ gì thôi ạ. Nếu em đồng tình thì có nghĩa là người đó cùng quan điểm của em. Dù có cái nhìn đa chiều hơn thì cũng dựa trên nhân sinh quan của mình. Vậy nên có lẽ với em đọc sách là để khám phá hiểu thêm về chính mình hơn là khám phá cái thế giới bên ngoài. 🙂
Nói nốt về cái chuyện hại não này một chút , nhưng liệu anh có thấy cái chân lí duy nhất đúng là chả có cái gì là bất biến cả ko ? Mà nếu tất cả đều thay đổi thì làm gì có giới hạn cuối cùng . Vậy chân lí mà người ta tin , một giây phút nào đó cũng vô nghĩa hết , chỉ có đổi thay là mãi mãi thôi 😀 .
Bàn rộng hơn 1 chút , nếu nhìn vào toàn bộ những gì đã từng xảy ra , thì thứ vô nghĩa nhất trên đời là sự sống . Vậy thì tìm sự có nghĩa trong một tổng thể vô nghĩa làm gì ?
Bạn ơi, bạn thử đọc cô gái Brooklyn xem sao. Trần Duy
bạn có thể giới thiệu sơ được không?
vâng bạn ạ, tôi đã nói mãi về vấn đề này rồi, có thể người ta sẽ không hướng tới giới hạn cuối cùng, nhưng họ có định hướng đi về con đường không điểm kết ấy, và thế chúng ta có những thứ tạm gọi là hiện đại hôm nay. Và cũng có những người họ không có hứng thú đi lên trên con đường ấy, nên họ không quan tâm, và cũng chả sao cả. Cũng như tôi và bạn thôi, sẽ không có ai đúng mà có ai sai. Còn bản thân khái niệm có nghĩa hay vô nghĩa, tôi xin được phép đưu vài tư tưởng thú vị để chúng ta cùng ngẫm. Nhà vật lý học thiên văn mà tôi từng đọc nói: trong cơ thể tất cả chúng ta đây đều chứa vài phân tử mà có gốc gác từ vụ nổ bigbang hình thành vũ trụ cách đây mấy tỷ năm, chúng ta tuy nhỏ bé nhưng vẫn có sự thân quen bất ngờ với cả vũ trụ rộng lớn ngoài kia. Một nhà thiền tông phật giáo có ý: không có bất cứ vật gì là tồn tại độc lập, vạn vật trong vũ trụ này đều tác động và ảnh hưởng lên nhau, tức là chúng ta đây khi sinh ra có thể không vì mục đích gì, nhưng chắc chắn là có nguyên nhân, và có thể chúng ta lại là nguyên nhân của điều gì khác. Còn dưới con mắt của nhà sinh học khi nói về chọn lọc tự nhiên: ấy là sự ngẫu nhiên của tạo hóa mà kết quả ngẫu nhiên ấy lại hình thành những sản phẩm mang tính tồn tại và thích nghi cao, tức là sự trung lập, ngẫu nhiên và khách quan đến đáng sợ trong sinh tồn của sinh vật cũng là nguyên nhân sinh ra sinh giới ngày hôm nay. Thế, những điều ấy có phần nào gợi mở cho bạn điều gì không? Nếu không thì tôi chịu thôi, 😀 tư tưởng mỗi người sao mà ép được. Hề hề.
Bạch Nương Tử ; Xưa mình coi qua đạo Phật thì cũng nghĩ vậy. Nếu tất cả chỉ về cõi hư vô thì ý nghĩa gì? Rồi mình đi tìm mục đích sống, hoặc là mục đích chết gì đó :). Mình phát hiện ra, mọi sinh vật có hệ thần kinh tồn tại là để “SƯỚNG”. Người ngu dại thì sướng ngắn ngủi, người học rộng hiểu nhiều thì muốn SƯỚNG LÂU dài.
Các bài học thất bại làm thay đổi cách họ muốn SƯỚNG, họ muốn SƯỚNG 1 cách khác nên phải cố gắng tìm kiếm phương thức mới để sướng. Phương thức có thể là đọc sách hay làm việc.
Chí Phèo rạch mặt cũng để sướng cái bản thân trong một khoảnh khắc nào đó. Ngay cả con chó, con mèo cũng theo đúng mục đích đó là … SƯỚNG.
Tui ngùi comment cũng cho sướng
Nên xem thêm phim Trust
Phim này ạ ?
http://m.xemvtv.net/phim-chan-dung-ke-thu-ac-11327.html
Gọi như Sơn Tùng Đạo Sĩ thì là “mình thích thì mình làm thôi “
Đây, cho phép tôi mượn một câu chuyện:” Goethe, lúc danh vọng của ông đang lên tột độ, ngày kia dạo trên bờ sông thành Naplé gặp một tên ăn mày nằm ngủ phơi mình trong nắng. Ông dừng chân, tự hỏi:” Ta và anh ăn mày này, ai hạnh phúc hơn ai?” Thật cũng khó trả lời dứt khoát. Tuy nhiên tôi chắc chắn thich sống trong hạnh phúc của nhà thi hào này hơn. Và tôi không thể lấy anh ăn mày là thước đo cho sự hạnh phúc của mình được.
Bạch Nương Tử Chứ sao nữa, bạn ấy cảm thấy sướng khi làm vậy mà. Ngay cả những người tự vẫn, tìm đến cái chết cũng cắt đứt mọi khổ cực trong đời, một cách khác là … chết vẫn SƯỚNG hơn.
Dù ở một khía cạnh nào đi nửa thì nổi đau tinh thần của nạn nhân và gia đình nạn nhân ko bao giờ xóa được… chúng ta
đừng đem ra so sánh hay tranh luận …chúng ta chưa rơi vào hoàn cảnh đó nên chúng ta ko hiểu được nổi đau đó như thế nào đau…
Theo e vì chúng ta hầu hết chưa rơi vào hoàn cảnh đó để hiểu đc nỗi đau mà các nạn nhân trải qua nên chúng ta nên tranh luận bác ạ, vấn đề là đừng để việc bàn tán, tranh luận lại xoáy vào nỗi đau của nạn nhân và người thân của họ .
Có lẽ chúng ta đã lái quá xa vấn đề ban đầu, có khả năng vấp vào dùi cui cao, nên xin phép dừng ở đây. T cũng cảm ơn mọi người trên tinh thần học hỏi lẫn nhau, điều đó giúp t học thêm được vài điều hoàn thiện cho cái vốn suy nghĩ của mình, chắc hẳn đa phần ai cũng khó chịu khi phải nghe ý kiến khác với ý kiến của mình (t cũng thế), nhưng ai mà bình tâm để hạ sự khó chịu này tạm xuống để nói chuyện với nhau thì cũng thu được nhiều ý tưởng mới lạ (nhưng hợp lý). Chúc mọi người ngủ ngon.
Không, mình không khó chịu khi nghe ý kiến khác mình bạn Trần Duy nè :). Mình thấy rất vui vì biết thêm được nhiều suy nghĩ khác đó chứ :).
Trần Duy Ah, ý mình nói là đọc sách để cảm thấy Sướng hơn đó mà. Không đâu xa. Mỗi người đọc sách muốn tìm một cái sướng khác nhau. Có đứa đọc sách để cua gái, có đứa đọc sách để tìm tòi, có đứa đọc sách để ba mẹ chúng nó sướng mà không la rầy nó -> nó cũng sướng.
Xin hỏi anh Nguyen Phuc Anh một điều, liên quan đến nội dung bài này và cả những bài viết trc của anh về đề tài thân thể người phụ nữ. Theo anh liệu có phải “nỗi đau” về tinh thần khi bị xâm hại tình dục (ko quan trọng lứa tuổi) nó là hệ quả của nhãn quan nam giới đối với thân thể nữ giới hay không? Hay nó thuộc phạm trù tình dục là điều tối kị?
Ý của tôi là đối với một vết thương có tỉ lệ tổn thương thể xác là như nhau, thì nếu nó liên quan đến tình dục, nó sẽ để lại một dấu ấn khác so với việc nó là một vết thương không liên quan đến tình dục? Tôi có liên hệ với những vết thương gây ra do bạo hành, nhưng vẫn chưa dám chắc được câu trả lời.
Chính xác chị ơi. Nhãn quan của thế giới do người nam thống trị thì phụ nữ, trẻ em gái khi “đau” cũng sẽ đau theo “nhãn quan của người nam”. Việc bị tai nạn đứt chân có thể khiến người phụ nữ cảm thấy đau đớn thể xác, chán nản tinh thần nhưng không khiến họ cảm thấy ghê tởm bản thân, cảm thấy bản thân bị vấy bản, cảm thấy mình bị xúc phạm tư cách làm người. Xã hội nam quyền đè nặng việc kiểm soát dục tính lên thân thể phụ nữ, khiến cho mọi việc trở nên trầm trọng hơn. Xã hội Việt Nam coi việc người phụ nữ bị hành hạ, hiếp dâm, phá hủy bạo hành bởi thằng đàn ông SỞ HỮU họ là chuyện đương nhiên và bình thường. Một phụ nữ em gặp bị thằng đàn ông (chồng) quan hệ bằng ống sắt. Hủy thương thân thể ghê gớm nhưng chỉ gây bất mãn cho người phụ nữ, không gây cảm giác bị VẤY BẨN. Còn cũng người phụ nữ nếu bị chạm vào bởi một thằng đàn ông xa lạ, chị ấy cảm thấy mình đã bị vấy bẩn và muốn chết.
anh Dương Tử, anh đọc sách, anh tìm cảm giác Sướng kiểu nào?
Sao ở đây giống cái gr riêng bàn luận không hồi kết vậy nè. Chị Bich Van Tran ơi. Đọc sách sướng kiểu bắt được quan điểm giống mình. Hay lí giải được vấn gì đó mình khúc mắc 🙂
Bich Van Tran Câu hỏi dễ mà, đọc sách kĩ thuật thì giải quyết được vấn đề kĩ thuật -> sướng. Đọc sách ngôn tình để kiếm từ, và tứ cua gái -> sướng. Đọc sách nhân học để giải thích một số vấn đề về tâm sinh lý xã hội -> tìm ra cách giải thích hợp lý -> sướng.
Quay lại câu trả lời của Tran Duy, thì ai đọc sách cũng có mục đích, đạt được mục đích thì sướng. Đứng ở sướng nhãn mà phán, thì Nguyen Phuc Anh đọc sách khó sướng nhất, vì bạn ấy đòi hỏi sự sướng quá cao, đã tự sướng rồi còn viết bài để thiên hạ sướng chung. Nhỉ
Mai Mai Phân loại sướng cho đủ ra thì rất khó :(. Vì chia Categories thì bao giờ cũng lòi ra mục Miscs, hay Others. Nên chắc phân mục đích ra làm hai loại thôi, đó là đọc để tìm cái khôn, hoặc đọc đẻ thấy mình … cũng khôn ghê.
Không có thời gian để tham gia Thư viện nhân học nhưng có thể góp chút vật lực…!
<3 em cảm ơn anh rất nhiều anh ạ. Chúng em thực sự rất cần sự ủng hộ của anh và mọi người <3 https://www.facebook.com/anhnp86/posts/831305047007788
nói chung nói ngắn gọn lại: xã hội dạy cho phụ nữ biết nhục nhã vì phản bội quyền sở hữu của nam giới với thân thể phụ nữ.
Sa Trịnh bác ơi, theo e nếu là ng làm công tác nghiên cứu mà viết ra để cho những ng nghiên cứu hoặc học giả đọc thì chắc dễ ;)) chứ viết cho ng ít nghiên cứu hoặc người đọc ko dành về lĩnh vực đó đọc đc và biết đc vấn đề đó thì mới khó chứ bác nhỉ ?
dù sao thì nhận thức về sự bất bình đẳng vẫn là quan trọng, là tiền đề để hai giới chịu lắng nghe và suy ngẫm về góc nhìn của nhau.
VanAnh Nguyen bình tĩnh bác, bác cứ như fan hâm mộ của NPA 😉
Trieu Tuan Anh ông này đi bơm khắp nơi 🙁 bậy 🙁
Nguyen Phuc Anh đâu, oan em !
Trieu Tuan Anh ừ thôi ngoan đi 😀 hị hị 😀
Nguyen Phuc Anh e hạ nhiệt cho bác suốt thế, thấy nhiều ng hăng quá
Nguyễn Hữu Quý chuẩn bác
Trần Duy bác chuẩn đấy, càng đọc càng thấy xa nhau hơn, nhưng vẫn phải tìm ng đồng hành, miễn là xa nhau mà ko ghét nhau cãi nhau là đc;)) xa mới quý
Ôi bác, lại gặp bác ở đây;) bác nhớ em ko?
Ấy bác hiểu sai hết ý tôi rồi , thôi thì cứ từ từ sẽ có lúc hiểu vậy .
Nguyen Phuc Anh bác đừng block bác Nguyễn Đăng Hải, để e nc tí, toàn ng tốt chả tới nỗi nào;)) chưa hiểu để e giải thích, một ng Kito giáo nhiệt thành
Trieu Tuan Anh , em làm loạn fb đêm khuya đấy à? để mọi người nghỉ đi em
E đang đóng vai một bác sĩ tâm lý, bác nghỉ đi, để e. 😉
chị và 8 người khác đang check thông báo của em đấy
Bich Van Tran nếu thấy e vô duyên là phải nhắc ngay đấy, cứ phải ngây ngô e cũng mệt lắm ;))
Quang Le ấy bác, bác làm ơn xem bài viết này dịch sao dịch láo ở đâu, bác chỉ giúp e , e ko biết ngoại ngữ, nên khó . Bác nhớ xem kĩ nhé
Trieu Tuan Anh ơ thấy a. NPA vốn sẵn lượng fan cũng khá đông mà sao bác móc mỗi mình tên em ra vậy nhi ? ;))
VanAnh Nguyen vậy là đoán đúng rồi ;))
VanAnh Nguyen bác được chính thức ghi nhận là fan của NPA .
tăng động quá hả em?
Bich Van Tran bác bảo e à hay bảo bác trên kia ?
Katharine Bui e đọc ở một bài viết thì là: ta đừng đánh đồng bản thân với nỗi đau, mà phải tách nó ra khỏi ta, ta trải qua nó chứ ko là nó.
Trieu Tuan Anh nếu mà là như thế thì em hâm mộ rất là nhiều người đấy bác nhé ! 😀
VanAnh Nguyen vâng, nhưng đừng phát cuồng thần tượng là được ;))
Uh b. Nó phản ánh rất chân thực việc b ấy đang nhắc đến. 1 mặt vẫn phải đòi công lý, mặt khác hãy cố gắng đối xử với nạn nhân 1 cách bt nhất để các em hoà nhập được cộng đồng
Ấu dâm có nhiều cấp độ. Cứ nói ở độ trầm trọng nhất đi. Chả ai dở hơi đi làm 2 cái điều mà bạn vừa post. Ng ta đang nói ở pp trị liệu tâm lý phải đc tiến hành tinh tế, k phải từ mỗi bác sũ tâm lí mà còn tư g đ, công an, thầy cô giáo. ..
Còn kiện tụng và đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng của pháp luật thì vãn phải làm chứ bạn Long Huỳnh!
Này tôi rất dị ứng với fan nhé! Các ôg cứ đập ông Phúc Anh tôi mới mừng, nhưng phải phản biện có lí đấy nhé. Khoa học vô thân sơ
Ô thành fan rồi hong!
đúng rồi, đọc phần này xong, có những người họ suy diễn thành ý khác, người mình, lúc nào cũng cần định hướng, giải quyết vấn để nhanh gọn, kể cả ko làm được gì nhưng cứ phải thấy có gỉai pháp để hy vọng, lạc quan…. mấy vấn đề xã hội nhức nhối, khi đưa ra, chúng ta rõ ràng quan điểm, luận điểm từ đâu, cho người đọc hiểu, đang đọc gì, hiểu vấn đề ra sao
Người ta đấu tranh đòi nhân quyền nhưng đến khi người ta trao quyền thì lại từ chối và kêu phải làm sao… 🙁
Chết cười với hầm với ánh sáng, ko biết ai ở hầm ai là ánh sáng đâu. Còn bạn nào muốn tìm hiểu thì tự dịch, tôi ko có thời gian bóc selection bias khi reference còn ko chuẩn
Thôi ông tranh luận với mấy tay mới có một nhúm kiến thức xã hội bé bằng cái mắt muỗi này làm quái gì cho nhọc thân Quang Le . Xã hội nó mở mắt bọn nài nhanh lắm
Kết luận chung thế thôi, bệnh thì hoặc là sẽ phát tác sớm hoặc sẽ phải tự chữa khỏi sớm
Cái việc bất bình đẳng này thì lại khác. Tôi nghĩ ở VN hiện tại, ảnh hưởng của lối tư duy Nho giáo vẫn khiến người ta có cảm giác kinh khủng về nạn nhân bị tấn công tình dục. Nhưng với những người nam bị cưỡng bức thì sao? Đúng là tổn thương tâm lý ko lớn vậy, nhưng ko phải là không có. Tôi nghĩ vai trò của tư duy tình dục là điều cấm kị/thiêng liêng vẫn đóng một cai trò nào đó. Gỡ bỏ suy nghĩ đó ko bt là có hợp lí không?
Thật ra với một số bé trai bị cưỡng bức thì ảnh hưởng tâm lý vẫn lớn lắm ạ. Nếu như là đồng tính thì càng lớn hơn. Chỉ tại tâm lý chung của người VN cho rằng con trai qh cũng chẳng mất mát gì còn con gái là mất “cái ngàn vàng” nên dẫn đến tình trạng bỏ quên tâm lý bé trai. Thực tế nhiều bé trai thấy mình sao lúc nào cũng nghĩ đến máy chuyện tình dục cảm thấy mình như thú vật rồi ghét bỏ bản thân mình… một số em lại qh bừa bãi sống bản năng hơn (với em đó là ảnh hưởng tâm lý mà chính em đó không biết rồi ạ).
Vậy nên tư duy về tình dục em nghĩ nên thay đổi ạ…
Khi cởi bỏ lớp áo “thiêng liêng” cho tình dục thì xã hội cũng cần phải chấp nhận tự do tình dục (không gắn với tình yêu, đạo đức bla blo :))) coi nó như một nhu cầu kiểu ăn uống sinh lí thôi ) chỉ e xã hội VN ko làm nổi. Phương tây còn ko hoàn cởi mở như vậy.
Nhưng mà thực tế xã hội Việt Nam lại chấp nhận mới chết ạ. Các anh đàn ông đi ngoại giao luôn có “các em” ngồi kế bên mà ạ. Và các chị thì biết tỏng điều đó nhưng cái kiểu “đàn ông mà em, ngoại giao biết làm sao…” rồi các vụ ngoại tình… “đàn ông mà em, có đi đâu cũng về với vợ” (cái vụ này thiệt là đau lòng thiếu nữ mà)
Vậy nên em nghĩ thay vì để nó âm ỉ ta cứ vạch trần sự thật luôn đi ạ.
Td vốn chỉ là nhu cầu sinh lý cơ bản của con người thôi. Đừng đánh giá một người dựa trên nó mà hãy đánh giá một người dựa trên cách họ đối nhân xử thế (trước và sau lưng mọi người). Cứ tạm chia ra làm 2 nhóm người 1 là muốn kiềm chế chỉ qh với người yêu 2 là yêu riêng nếu td riêng. Em nghĩ rõ ràng như thế đở phải buồn lòng nhau vì hiểu rõ từ đầu (cơ mà em chỉ nói vậy thôi chứ trong đó còn phức tạp hơn nhiều)
Trở lại vấn đề bên trên anh PA nói ạ. Em xin được nói thêm đúng là cái xh đè nặng lên vai phụ nữ cái cái “quyền sở hữu cơ thể phụ nữ của đàn ông” nhưng mà đàn ông bị áp lực bởi phụ nữ ở những cái khác nữa ạ. Nó không phải là một hướng :). Và xh vận hành theo cách của nó nhưng chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn cách sống riêng của mình ạ. Chính đàn ông cũng phải thừa nhận phụ nữ có khí chất thì mới quyến rũ. Vậy thay vì đi sửa sắc đẹp ép mình vào cái gì đó thì phụ hãy đi tìm khí chất cho mình ạ (giá trị cốt lỗi). Và những người phụ nữ đó thì luôn gặp những người đàn ông biết lắng nghe và tôn trọng :).
Vậy nên chúng ta cứ vui vẻ sống đi ạ! Nếu cảm thấy nó nặng nề thì nặng nề mà cảm thấy nhẹ nhàng thì nó cũng rất nhẹ nhàng ạ. Hihi chúc mọi người một ngày mới an lành ạ!
Nguyen Phuc Anh mấy chú này đi bán BCS và hehe cố tình comment thế lấy số. luận điểm ko có nhưng chỉ thích chửi. vào nhà người ta ỉa ra rồi bắt người ta dọn hihi .
các ảnh hay nói về XH như là XH ở trong phòng khách của nhà các ảnh hehe. và dĩ nhiên, câu view kiếm tiền
Khủng Long đừng bác, đó là việc kinh doanh của bác kia, bác đừng nặng lời, càng to chuyện thôi, đừng chế giễu như thế
Trieu Tuan Anh hic, cám ơn 2 bác đã nhắc nhở :)) chắc từ nay cần phải điều chỉnh lại thái độ . ĐẬP phải không ạ ? :))
Anh Nguyen Phuc Anh gần đây không share các bài viết về văn hóa, lịch sử nữa ạ? Loạt bài gần đây có chủ đề Giới và thực hành Giới thì phải???
em vẫn viết nhiều anh ạ. Chỉ là lãnh vực em quan tâm là lịch sử hôn nhân và gia đình anh ạ 😀
chị thích suy nghĩ của em, Mai Mai . Đúng là mọi thứ chỉ phụ thuộc suy nghĩ của mình. Nặng nề hay nhẹ nhàng cũng do cách nghĩ hết thôi 🙂
Trần Trọng Dương mẫu thuẫn chỗ này, 1 khi đã phải đưa kẻ thủ ác ra ánh sáng thì phải lấy lời khai, lấy xét nghiệm. Mà mỗi lần như thế lại tạo cho nạn nhân gợi nhớ lại chuyện đau lòng, mà như luận điểm ở trên thì chính việc này mới tạo ra “nỗi đau thật sự” cho nạn nhân.
“Một bé gái bị một kẻ thủ ác xâm hại vùng kín không ghi nhớ và không có ấn tượng nhiều về hành vi của kẻ thủ ác. Hành vi của kẻ thủ ác chỉ trở nên THẬT và ĐAU ĐỚN trong tâm lý đứa trẻ khi gia đình, xã hội cùng quá trình trị liệu liên tục nhắc nhở bé gái rằng đấy là một NỖI ĐAU cùng sự NHỤC NHÃ (trong một nỗ lực bảo vệ bé gái).”
Điều này đúng hay sai?
Thế có phải là cứ lờ đi thì bé sẽ quên còn gì???
Tôi không thích bài này ở việc tác giả có ý định hướng người đọc quá, bằng cách viết, lối nhấn chữ hoa…Giá như tác giả viết được bằng một giọng văn trong sáng, giản dị có lẽ nó đã có tác dụng nhiều hơn. Nhưng có lẽ chủ ý của tác giả là như vậy, để thể hiện một quan điểm mà ít người trong xã hội biết đến hoặc chấp nhận. Vả lại để viết được giọng văn trung dung là một điều rất khó, đòi hỏi sự trải nghiệm, điềm tĩnh.
Về cơ bản tôi ủng hộ tác giả. Tôi luôn thấy con người VN sống quá bị ảnh hưởng bởi định kiến xã hội, gia đình.. Tôi luôn thấy một người VN bình thường thôi đã sống không tự do, bị xiềng xích đủ thứ định kiến chứ đừng nói đến phụ nữ, hay trẻ em là nạn nhân của ấu dâm.
Hy vọng tác giả sẽ nghiên cứu nhiều hơn về vấn đề xâm hại tình dục ở Việt Nam. Tôi từng gặp và nghe tâm sự của một số người thì họ lại có tâm lý này: Họ sợ người xâm hại họ, nhưng họ lại không dám tố cáo người đó với ai kể cả ba mẹ, và họ vẫn chấp nhận tiếp tục bị xâm hại để mọi chuyện nằm trong yên lặng. Trong trường hợp này theo tôi nghĩ họ sợ định kiến xã hội, sợ ba mẹ biết hơn cả sợ sự xâm hại, vậy nên chọn tiếp tục bị xâm hại còn hơn là nói ra và tố cáo.
Cảm ơn bạn vì những nghiên cứu về nhãn quan thống trị thân thể phụ nữ của nam giới. Nó ít ra thức tỉnh những người bị thống trị thân thể mà không biết và hạnh phúc/cam chịu với sự thống trị đó.
P/S: Xin phép tác giả được chia sẻ bài này.
Dạ vâng ạ, cảm ơn chị đã nhận xét. Có gì chưa được ổn thoả xin chị cứ đóng góp ý kiến thêm. Em sẽ cân nhắc để hoàn thiện bài viết cho tốt hơn. Em cũng thường viết một mạch là đưa lên luôn, bản thân đây cũng không phải là một “nghiên cứu” nên em không chăm chút được nhiều như những bài công bố của em trên các tập san. Em cảm ơn chị
Long Huỳnh Đúng rồi anh. Xét nghiệm là đúng theo quy trình của luật pháp VN, là cần phải có chứng! Trong khi, như tôi biết, với nhiều trường hợp cụ thể trên Thế giới, lời cung/ tố cáo của nạn nhân là quan trọng bậc nhất. Đi cùng với quá trình lấy lời khai, thì có bác sĩ tâm lý của nạn nhân đi kèm, cùng với các chuyên gia tâm lý và máy móc làm việc khách quan, để đối chứng các sử liệu được khai, và mức độ chính xác của nó trong mối tương quan với các dữ kiện khác. Luật ở ta và một số nơi quá coi trọng lấy lời khai (một cách máy móc và thiếu sự thấu hiểu đối với tâm lý nạn nhân- nhất là các bé gái, vừa non nớt vừa dễ bị tổn thương) thì sẽ gây nên những chấn thương tinh thần đó anh. Ý kiến cá nhân của tôi là thế.
Bài của Phúc Anh có nhiều chỗ viết chưa thực sự “hoàn mỹ” nhưng sự chưa hoàn mỹ ấy tôi nghĩ là có thể có chủ ý về thao tác. Đọc những bài bạn ấy viết vài chục trang thì khác. Nhưng khảo cứu công phu thì quá chuyên sâu, ít người đọc được, nên cách diễn đạt mới mẻ này của PA làm tôi học được rất nhiều điều về lối viết. Ở Việt Nam hầu như chưa có giới học thuật “trung chuyển”- chuyển hóa một cách trực tiếp từ các thông tin khoa học trong tháp ngà đưa thẳng vào đời sống. Sẵn sàng đi vào những vấn đề thiết thực của đời sống, với tinh thần cầu thị và dấn thân.
Đồng ý với a. Dương là quá trình tìm hiểu, điều tra phải có nhiều yếu tố chuẩn bị để trẻ ít bị tổn thương tâm lý. Đơn cử một số việc đơn giản như… Trước khi làm việc với nạn nhân thì phải làm việc với bố mẹ trước để chuẩn bị tâm lý cho nạn nhân, dĩ nhiên là không phải để mớm cung hay lộ hết kĩ thuật điều tra; Làm việc với nghi phạm có thái độ cho phù hợp; Mời bác sĩ tâm lý tới làm quen với nạn nhân một khoảng thời gian trước khi thẩm vấn…. Làm được nhưng mấy bác công an Quận không đủ … sức làm thôi.
Cuộc sống là phản ánh của thế giới quan mình mà chị Bich Van Tran :).
Em nghĩ bài đó thiên về chuyên môn của nhân viên công tác xã hội hoặc tâm lý học. Việc giải quyết một ca bị như vậy đòi hỏi quá trình tư vấn và trị liệu lâu dài.
Em cũng đồng ý với ý kiến anh Trần Trọng Dương và anh Cao Trang Dương Tử. Việc đưa hung thủ ra ánh sáng là việc nhất định phải làm nhưng phải làm một cách phù hợp tâm lý. Em được biết những bà mẹ có con là nạn nhân khi đi kiện điều đầu tiên nghe được là sự bỡn cợt của các “cán bộ công an” nói “các con chị không hư”… cần phải có các lớp tập huấn tâm lý cho những người này… Việt Nam mình cần nhiều lắm nên cũng cần sự lên tiếng sáng suốt của cộng đồng mạng. Hãy bền bỉ và kiên trì chứ đừng tác nước theo mưa ạ :).
VanAnh Nguyen hâm à! Van anh có sai gì đâu mà phải nhắc nhở, chỉnh sửa, ;))
Trần Trọng Dương chuẩn bác ạ, mong là các nhà nghiên cứu, giới học thuật có thể dành thời gian làm công tác “trung chuyển” như bác và a PA. Những vấn đề của đời sống đc phân tích, đánh giá bởi giới học thuật như các bác rất đáng quý, các bác có khả năng, điều kiện tiếp cận với các nguồn tài liệu khác nhau trên thế giới . Ủng hộ!
Chị Vân Anh với anh Tuấn Anh vui thật đấy, hay mình tạo gr tám chém gió cho vui nhé hihi. Nhiều khi nói chuyện ở đây mình hiểu nhau thì không sao sợ các anh chị khác không hiểu thấy từ “Đập” cứ ngỡ vào đây nói trái ý sẽ bị “Đập” thì lại khổ.
Có “đập” thì chỉ “đập” một mình anh PA thôi chứ các anh chị cmt thì mình chỉ nói chuyện chia sẻ thêm với nhau thôi đúng không nè! Hihi
Mai Mai biết rồi biết rồi, khổ ;))
Chúng ta càng nói càng tranh luận thì cvô tình càng làm cho những nạn nhân tổn thương thêm thôi…một khi đã tranh luận thì đâu ai chịu nói ít hơn ai…bạn xem đơn thuần chỉ là một bài viết đơn giản thoi mà có biết bao nhiêu bình luận cùng triều và trái triều thậm chí cả cải nhau …
Em thấy ngành Tâm lý các anh chị share post này, anh Phuc Anh xem thử đoạn nhận xét về cuốn sách “Making Monsters” như thế nào a~:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=668403540037553&id=100006037394935
Ừ mình đã đọc rồi. Đúng là quyển sách mình dùng cũ, bản thân không phải dân tâm lý học để nói về kĩ thuật trị liệu tâm lý hiện giờ có khác với ngày xưa không. Có điều mình cũng ý thức được điều này nên có trích dẫn bài của Trần Nam và nhấn mạnh rằng bây giờ người ta làm khác. ^_^ mình sẽ cập nhật thông tin mới nếu dùng bài này để xuất bản ^_^ cơ bản luận điểm của mình: xã hội đang đóng một phần trách nhiệm quan trọng trong việc tạo ra “nạn nhân ấu dâm” và cần đối xử với nghi phạm ấu dâm như những con người và theo pháp luật không thay đổi. Và những nhà trị liệu tâm lý, trong quá khứ, cũng đóng 1 phần trách nhiệm.
Cái này gọi là ngộ chữ. Đọc nhiều mà k kịp tiêu.
Dạ vâng. Em cũng chỉ cố gắng đọc và viết trong khả năng có thể thôi ạ. Có gì chưa thoả đáng xin chị chỉ giáo thêm.
Nguyễn Đăng Hải bình tĩnh bác, toàn người cũng chỉ muốn tốt cho nhau thôi, bác đừng chửi . Nghe e đi
Trieu Tuan Anh Gì mà muốn tốt cho nhau? Muốn tốt cho cái lỗ rún của bản thân chứ nhau gì :v
Cao Trang Dương Tử bác này, e đang can, sắp thành công rồi
anh Trieu Tuan Anh có niềm tin bất diệt, cũng rất uy dũng đó chứ. Em nể =))
Các bác để e, đừng comment nhiều , loãng quá, khéo bị block bây giờ, tập trung chủ đề đê
Em vớ dc cuốn sách, em thấy một góc nhìn khác. Vấn đề là em quá đắm đuối vào góc nhìn ấy mà em nâng tầm nó lên, bỏ qua nhiều khía cạnh quan trọng khác. Chị nghĩ chỉ có em tự ngộ ra chứ chị ko nên công dã tràng làm gì.
Bạn có góc nhìn, bạn vớ vài cuốn sách. Ahh… Ra một bài.
Nhưng mình không hiểu ngộ chữ là gì? Là ngộ ra con chữ, ngộ nhận con chữ, hay thấy con chữ ngồ ngộ. Có nghiên cứu hay định nghĩa gì ko ah?
Có nhiều người nghĩ mình trẻ mà tưởng mình nghiên cứu và chứng quan điểm tốt hơn người lớn tuổi. Haizzz đúng là sai lầm; so sánh khập khiễng; người lớn tuổi nhiều người còn chả thèm nghiên cứu và bày tỏ quan điểm.
Nó giống như mấy tay lâu ngày vớ được bữa ăn cỗ mà ăn tham quá nên ko kịp tiêu, về nhà bị tào tháo rượt ấy ah.
Cùng cách nghĩ với bạn. Thông điệp bài viết theo mình là muốn mn không quá khích trong việc phân xử tội phạm ấu dâm. Và cái cách đối xử với nạn nhân làm sao để giảm thiểu sang chấn. Vấn đề này nhiều ng đã nói rồi và nói tốt. Bài viết đã tổng hợp quá nhiều kiến thức nhưng lại mắc lỗi ngay từ cái tựa, khiến 1 số người mang định kiến ngay từ đầu.
Ừ ngay câu đầu tiên mình đã nói ngay là những kẻ thủ ác phải bị trừng trị rồi. Nhưng mọi người chắc chỉ đọc cái tittle và tiền giả định mà cái tittle đấy đưa ra. “Tiền giả định” này là ví dụ như như khi đọc khẩu hiệu “Xây dựng xã hội công bằng văn minh” thì người đọc sẽ hình dung ngay tiền giả định đó là “xã hội mình hiện giờ chả công bằng văn minh gì nên mình phải xây dựng” ấy 😀 Mình cũng hay dùng cái “tiền giả định” của ngôn ngữ này để chơi thôi. Còn mọi người đã tức giận hay định kiến thì họ có thể suy diễn từ một câu hỏi vô hại. Anyway, cảm ơn mọi người, mình sẽ rút kinh nghiệm.
E đã đọc bài trc của anh về vấn đề này. E cảm thấy anh đã có những suy nghĩ sâu và tâm huyết. Nhưng đó là sau khi e bình tĩnh lại, dẹp bỏ những định kiến của mình và ngẫm nghĩ thật lâu. Mn bức xúc quá có thể vì tâm lí phản đối, vì không chấp nhận dc những cái “tường thành” trong quan niệm đó giờ của họ, .. và cũng vì cách diễn đạt chưa thật sự dễ ngấm với đại đa số. Nhưng bản thân e cũng thấy vấn đề này quá khó để trình bày. Điều e ấn tượng nhiều sau 2 bài viết là: nạn nhân cần được đối xử ntn và bản thân họ cần tự giải thoát mình ntn. Nỗi đau đã xảy ra không làm sao hồi phục lại từ đầu. Nhưng sống tiếp ntn vẫn là lựa chọn của chúng ta. E biết nhiều ng rất mạnh mẽ, ít bị ảnh hưởng bởi những quan niệm xã hội. Tiếc là không phải đa số.
Anh thường hay nhìn và viết trần trụi. trước khi viết, anh biết tỏng cách mọi người sẽ phản ứng. anh thậm chí thích thú quan sát cách mọi người phản ứng, họ đem đến cho anh những quan sát sống động về xã hội mà anh đang sống đây. Nói chung, anh có trách nhiệm với những gì anh nói và anh viết. Nếu sau này anh thấy sai, anh sẽ nhận lỗi.
Nguyen Phuc Anh Quan sát cách mọi người phản ứng với bài viết của anh cũng rất thú vị với bản thân em nữa. 😀 Ban đâu em cũng khá ngỡ ngàng khi thấy dân tình lao vào mắng anh “bảo vệ bọn ấu dâm” với cả “cùng một duộc với chúng nó” ở bài này lẫn bài trước. Cơ mà ngồi nghĩ một lúc em lại cảm thấy “chúng nó” ở đây không hoàn toàn chỉ có những kẻ có hành vi ấu dâm. :))
Luận điểm của anh thì dễ hiểu mà, chắc do nhiều người không đọc kĩ với lại có thành kiến quy chụp sẵn thôi :D. Nhưng do em tự tìm hiểu các ngành xã hội nên muốn biết thêm về cách viết, trình bày sao cho khoa học ấy mà :D.
Nguyễn Vũ Nhật Anh sao lại đi so sánh anh Phúc Anh với Ngọc Trinh???? Xúc phạm Ngọc Trinh quá thể!:))))
Anh Dương oan em rồi. Anh Phúc Anh tự so trước đấy chứ. :))
Nguyễn Vũ Nhật Anh ah ha. nhớ ra rồi. Phúc Anh lấy lại câu “cạp đất mà ăn”. Nhưng thực ra câu đó là của em Từ Nữ Triệu Vương- nhà báo, em đã giật 1 câu khiến Ngọc Trinh tâm phục lun! Đấy một biểu tượng được tạo dựng đấy nhé!
Trần Trọng Dương Ra thế. Anh không nói thì em thật sự không biết luôn. :))
Các chú này là thành phần bị Yếu Sinh Lý của xã hội này . Vào xem toàn thấy đi bán thuốc hỗ trợ tình dục thôi mà …
Sự khiêm nhường của tác giả khiến ta tôn trọng anh ấy hơn cả những gì anh ấy viết ra mà có lẽ vì thiếu cơ duyên và thời gian mà ta chưa kịp chia sẻ hết. Ta đọc thêm lần nữa, lần nữa rồi thấy sự khiêm nhường đó được đặt căn bản trên một nền kiến thức vững chắc và thận trọng. Và thêm bước nữa, ta theo lối dẫn của những đường link khách quan để tự vén màn vô minh và kỳ thị từ những góc nhìn khác. Cảm ơn Phuc Anh và thế hệ của em, với việc học hành căn cơ sẽ giúp chúng tôi đốn ngộ.
Trần Duy cá nhân mình có đề ra giải pháp giúp giảm loại tội phạm này & không gây ảnh hưởng xấu đến ai , nếu bạn thích có thể ghé qua trang facebook của mình để đọc những suy nghĩ cá nhân của mình, không chỉ trong vấn đề này .
Hiện nay mình cũng có nhiều suy nghĩ trong vấn đề này nhưng viết rải rác ở mỗi facebook một ít, hiện chưa có thời gian tổng hợp lại được .
Và mong bạn cứ đón đọc những bài viết sắp tới của a. PA , chắc cũng sẽ có thêm nhiều câu trả lời để giúp xã hội có thể xử lý được vấn đề tận gốc , ít nhất là dưới góc nhìn của chủ facebook .